NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC

Tuế Đức là thiện thần của Thái Tuế, ý chỉ là chỗ đức độ của bậc quân vương, cho nên nghĩa của nó rất cát tường. Chỗ có Tuế Đức chiếu tới  thì vạn phúc đều tụ về, mọi tai ương tự tránh đi. Nếu khởi công, tu tạo tại đó tất nhiên sẽ được phúc lành phù trợ mà mọi việc hanh thông.

Tuế Đức được tính theo thiên can của năm đó. Thiên Can có năm ngôi dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cùng với năm ngôi âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Trong quan hệ quân thần, vua tôi thì dương là quân, âm là thần...Ở Thiên Can cũng vậy, can dương là quân, can âm là thần. Và trong mối quan hệ đó thì tất nhiên thần phải theo quân. Quân tự mình có cái đức làm vua nên trong năm can dương của Thái Tuế đều lấy đức tại chính bản thể của nó vậy. Cho nên:

Can Giáp thì đức tại Giáp
Can Bính thì đức tại Bính
Can Mậu thì đức tại Mậu
Can Canh thì đức tại Canh
Can Nhâm thì đức tại Nhâm.

Năm can âm còn lại thần, là bề tôi, cho nên lấy chỗ hợp với quân làm đức, vì vậy:

Can Kỷ hợp với Giáp nên Kỷ lấy Giáp làm đức
Can Tân hợp với Bính nên Tân lấy Bính làm đức
Can Quý hợp với Mậu nên Quý lấy Mậu làm đức
Can Ất hợp với Canh nên Ất lấy Canh làm đức
Can Đinh hợp Nhâm nên Đinh lấy Nhâm làm đức.

Như vậy là mười Thiên Can đã có được đức của nó. Tuế Đức như đã nói ban đầu là thiện thần của Thái Tuế, chỗ nó quản mọi việc đều cát tường hanh thông, chỉ có nghi mà không có chỗ kị vậy.

LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

VẬN KHÍ CỦA MỘT CÔNG TY CƠ KHÍ TẠI ĐÔNG ANH - HÀ NỘI.

Văn phòng công ty này tọa lạc trong khuôn viên của 1 xí nghiệp. Tọa càn hướng tốn, kiêm 1 độ, lập trong vận 8, diễn số như sau:

Văn phòng này nằm trong hạ tầng kiến trúc của 1 dãy nhà, phía sau có nhà xưởng, trước mặt có hồ nước, bên trái có dãy nhà chạy dài, bên phải là nhà để xe.

Nhìn đồ hình trên ta thấy đây là cách cục Châu bảo, là 1 cách cục vượng cả sơn lẫn hướng. Tài lộc và nhân đinh nhất định tốt đẹp. Ở hướng có vận tinh Thất xích, hướng tinh Bát bạch, và sơn tinh Nhất bạch. Bát gặp Nhất chủ về tài chính vượng, các công việc liên quan đến văn thư, hợp đồng, chứng từ được thuận lợi. Bát gặp Thất thì đại lợi về hoạnh tài, tức tài chính do may mắn mà có, cho nên công ty này vừa phát chính tài, vừa phát hoạnh tài.

Quả nhiên giám đốc công ty này phản hồi lại là từ năm 2009 chuyển về đây, công việc ngày một phát triển, không phải lo nghĩ gì về tài chính cả. Tuy nhiên năm nay (Nhâm thìn 2012) thì công việc rất kém, tài chính sụt giảm quá nhiều. Tôi nói "Đây là do năm nay Thái tuế và Ngũ hoàng đều hội ở hướng, Tuế phá ở phương tọa, mà phương tọa lại có nhà xưởng, máy móc hoạt động sẽ kích hoạt Tuế phá, đã xấu càng thêm xấu. Ở hướng bị Thái tuế và Ngũ hoàng chiếu tới, phương tọa lại có Tuế phá bị kích động. Trạch vận sa sút trầm trọng là điều đương nhiên."

Năm sau là Quý tị, Thái tuế và Tuế phá vẫn nằm tại trục tây bắc - đông nam nêm năm sau vẫn có sự trì trệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng sẽ tốt hơn năm nay, vì không có Ngũ hoàng ở hướng.

LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

ĐÈN LỒNG VỚI THUẬT PHONG THỦY

Đèn lồng là một sản phẩm gia dụng đã có từ thời xa xưa và gắn liền với nền văn hóa Phương đông nói chung. Vốn sinh ra để phục vụ nhu cầu chiếu sáng và trang trí, nhưng với tính chất tỏa nhiệt và có màu đỏ đặc trưng, đại diện cho hành Hỏa nên đèn lồng được ứng dụng rất phổ biến trong thuật Phong thủy bởi vừa có thể tăng cường cát khí cho ngôi nhà, lại có thể áp dụng để hóa giải sát khí, tiêu trừ hung tai.
Học thuyết phong thủy chia trường khí thành nhiều loại như Tài khí, Đinh khí, Quan khí, Sát khí, v.v... Các khí trường này dù thịnh hay suy thì cũng đều chịu sự chi phối bởi Ngũ Hành, vì vậy nếu dùng hỏa khí của đèn lồng để tác động đến các khí trường kia, tất nhiên sẽ có hiệu quả.

Lấy ví dụ hiện tại chúng ta đang sống ở vận 8. Các sao Bát Bạch Thổ Tinh, Cửu Tử Hỏa Tinh và Nhất Bạch Thủy Tinh đều là các khí trường tốt lành cả. Nếu dùng đèn lồng treo hoặc đặt ở những nơi có sao Bát Bạch hoặc Cửu Tử chiếu đến sẽ thúc đẩy tài chính hoặc sức khỏe, giúp gia đạo an khang.

Tại sao treo đèn lồng tại những nơi có khí trường trên sẽ được cát lợi? Đó là vì hỏa khí của đèn lồng tương sinh cho sao Bát Bạch, giúp khí trường của sao này vượng lên. Hoặc hỏa khí của đèn lồng tỷ hòa với hỏa khí của sao Cửu Tử, vì vậy cũng thúc đẩy khí trường này gia tăng cát khí, từ đó gia đạo nhận được sự bổ trợ của trạch vận, cuộc sống cũng vì vậy tốt đẹp hơn, đây có thể nói là vẽ gấm thêm hoa vậy.

Ngược lại, Những nơi có sát khí Ngũ Hoàng và Nhị Hắc chiếu đến thì đặc biệt cấm kỵ đặt đèn lồng, vì hai sát khí này đều thuộc hành Thổ. Hỏa khí của đèn lồng tương sinh cho sát khí, làm sát khí mạnh lên thì tạo thành tai họa, cho nên đặt đèn lồng ở những nơi khí trường này chiếu đến chẳng khác nào nối giáo cho giặc vậy.


Thông thường, đèn lồng được treo tại mặt tiền nhà và cả phòng khách, với điều kiện nơi treo phải có vượng khí Bát Bạch hoặc sinh khí Cửu Tử, như vậy vừa mang tính chất trang trí, vừa có giá trị nâng cao năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Ngoài ra, đèn lồng cũng được cách điệu và mang vào phòng ngủ và đặt tại nơi Đinh Khí chiếu đến giúp mang lại sức khỏe cho người ngủ tại đó.


Những ngôi nhà được xây dựng hoặc chuyển đến ở từ năm 2004 đến nay đều thuộc vận 8 Hạ nguyên. Những nơi có sát khí, cần tránh đặt đèn lồng tính theo hướng nhà cụ thể như sau:

Nhà hướng 0 độ và 15 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.

Nhà hướng 30 độ, 45 độ và 60 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).

Nhà hướng 75 độ. Không đặt đèn lồng ở tây bắc, nam.

Nhà hướng 90 độ và 105 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc và đông nam.

Nhà hướng 120 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.

Nhà hướng 135 độ và 150 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam.

Nhà hướng 165 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.

Nhà hướng 180 độ và 195 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.

Nhà hướng 210 độ, 225 độ và 240 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).

Nhà hướng 255 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, nam.

Nhà hướng 270 độ và 285 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc, đông nam.

Nhà hướng 300 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam, đông.

Nhà hướng 315 độ và 330 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.

Nhà hướng 345 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.

LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

VẬN KHÍ CỦA MỘT NHÀ Ở ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

Cuộc đất này của một giáo viên đã nghỉ hưu. Tọa nhâm hướng bính, lập trong vận 8, kiêm 4 độ, diễn số như sau:

Nhà này có kết cấu 3 gian, 1 chái, tọa lạc tại khu đất cao, chạy thoải về phía trước. Trước nhà có góc tường nhà hàng xóm chiếu thẳng tới.

Nhìn đồ hình trên, ta thấy rằng đây là một ngôi nhà thuộc cách cục hỏa khanh tuyến, tức tài lộc và nhân đinh không vượng. Ở hướng có hướng tinh Ngũ Hoàng và sơn tinh Nhị Hắc bài bố tới, nên không những tài lộc kém mà còn phát sinh tai họa liên miên.

Năm tân mão 2011, lưu niên phi tinh Thất Xích nhập trung cung, Nhị Hắc đến hướng. Chủ tinh Ngũ Hoàng và khách tinh Nhị Hắc kết hợp với nhau, khởi phát tai họa. Thực tế trong năm đó chủ nhà gặp phải bạo bệnh, con trai thì làm ăn sa sút, tài chính sụt giảm thấy rõ.

Vì đây là cách cục hỏa khanh tuyến, ở hướng không nhận được vượng khí chiếu tới, năm Giáp Ngọ 2014 lưu niên phi tinh Bát Bạch tới hướng, e rằng sẽ xảy ra bất trắc.

Năm Đinh Dậu 2017, sao Ngũ Hoàng một lần nữa tới hướng. Suy khí trùng lai, lại là sát tinh mậu kỷ chiếu tới, nên năm này gia đạo cực kỳ hung họa. Cần phải đặc biệt chú ý, đề phòng và hóa giải kịp thời.


LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

THÁI DƯƠNG - THÁI ÂM ĐÁO SƠN TRONG LÝ LUẬN PHONG THỦY


THÁI DƯƠNG

Thái Dương là chủ muôn vì sao, có nhiều sự cát, hiệu là Tinh trung, Thiên Tử (vua trong các vì sao), có khí tượng ông vua, rất tôn, rất quý, soi đến muôn phương, sao thiện gặp thì thêm sáng, sao ác gặp thì nép phục, tới Sơn, tới Hướng, tới Phương, rất có thể tu sửa, làm nhà, an táng mồ mả. Tới Hướng là tốt nhất, tới Phương (phương vị tam hợp) là thứ, tới Sơn lại là thứ nữa. 

Lại nói: "Thái Dương có thể đè nén tất cả mọi Hung sát, có khi lại không vì người tạo phúc". Làm nhà, táng mộ không nên chuyên tham Thái Dương làm chủ vậy. (Xét Thái Dương có thể hàng phục được tất cả hung sát. Phàm Hướng hay Sơn có hung sát, được Thái Dương đến hoặc đối chiếu, thì các Sát đều nép phục mà không làm hung. Nếu Hướng hay Sơn đã được các sao cát đến rồi mà lại lấy Thái Dương cùng đến, thì các sao cát không dám đương với Thái Dương tôn quý, mà lui tránh đi. Cho nên nói rằng "không nên chuyên tham Thái Dương"). Phàm dùng Thái Dương nên ngày, không nên đêm, ngày thì sáng sủa, đêm thì không.

THÁI ÂM

Thái âm là hậu phi trong các sao. Có khí tượng mẫu nghi (khuôn phép bậc mẹ), đức mềm, thể thuận, giúp Thái dương để tuyên truyền đức hóa, kế ngày đến đêm mà sáng sủa. Tới Sơn là tốt, nhưng gặp Niên hình, Nguyệt xung là không dùng được. Tới Hướng là xung Sơn (hung).

Nhìn chung Thái dương đáo Sơn tốt hơn Thái âm đáo Sơn.

Ví dụ: Nhà hướng Tý muốn tu sửa, đợi đến tiết Đại hàn Thái dương đến hướng (tốt).


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nguồn: khoi.name.vn
Share:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LẠI DINH ĐỘC LẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM?

Lịch sử về Dinh Độc Lập có ghi: Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh NORODOM. 

Dinh NORODOM - Tiền thân của Dinh Độc Lập.

Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên.
Từ 1887 - 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.

Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam.

Tháng 9/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh NORODOM là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

Ngày 07/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là Quốc gia Việt Nam. 

Ngày 07/9/1954, Dinh NORODOM được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập.

Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống. Từ đó Dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn. 


Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã. 

Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh).

Dinh Độc Lập
Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).

Căn cứ vào tư liệu lịch sử thì dinh độc lập ngày nay được xây dựng lại trên nền đất cũ. ngày khởi công tính theo âm lịch là 30.5.Nhâm Dần. Ngày này có các hung tinh như Nguyệt phá, Đại hao, Tai sát, Thiên hỏa, Yếm đối, Chiêu dao, Ngũ hư, Thụ tử. Ngày 30 lại là ngày nguyệt tận.

Dinh Độc Lập được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ "Đinh", tọa Khôn hướng Cấn (Hướng đông bắc). Năm Nhâm Dần 1962, sao Ngũ Hoàng Đại Sát chiếu đến hướng đông bắc.


Như vậy Dinh thự này khởi công xây dựng vào ngày xấu, lại hướng về nơi sát tinh Ngũ Hoàng chiếu tới. Phải chăng về góc nhìn Phong thủy mà nói đây cũng chính là lý do ông Diệm bị giết chết vào năm sau đó?


LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

ĐẶT BỂ CÁ ĐÓN TÀI LỘC

Hiện nay, nhu cầu sử dụng bể cá để trang trí cho căn nhà là rất lớn, nhất là tại các khu đô thị. Sở dĩ bể cá được ưa chuộng vậy là bởi nó dễ dàng kết hợp với gu thẩm mỹ của mọi người, nó phù hợp với phong cách trang trí căn nhà theo kiểu á đông hay phương tây, bình dân hay trang trọng, yên tĩnh hay náo nhiệt, và điều quan trọng nữa đó là nó mang được sắc thái thiên nhiên vào nhà. Khi ngắm nhìn bể cá, nhìn những chú cá bơi lội thong dong, nhìn những cọng rong xanh dịu mát mắt, ta sẽ tìm lại được những giây phút bình yên và xoa dịu những căng thẳng trong cuộc sống.



Trong lý luận phong thủy có câu: "sơn quản nhân đinh, thủy quản tài", cho nên bể cá được coi là một vật phẩm không thể thiếu trong việc cầu tài lộc, thúc đẩy tài chính hay giữ tài chính trong nhà khỏi bị hao hụt. Tuy nhiên cũng như các vật khí phong thủy khác, đặt bể cá cũng phải tuận theo nguyên tắc phong thủy thì mới giúp cho gia chủ chiêu tài, nếu đặt sai thì không những tài chính sa sút thêm đi mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiếc thay một vật phẩm ý nghĩa như vậy nhưng đa phần các gia đình hiện nay tùy ý sử dụng mà không chú trọng đến vấn đề hợp phong thủy nên không phát huy được công năng của bể cá.

Để đặt bể cá đúng cách cũng không phải là một việc quá khó khăn với những người không có chuyên môn về phong thủy, chỉ cần các bạn chịu khó tìm hiểu một chút là có thể đặt được và không phải lo lắng đến việc bể cá đó ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm giảm sút tài chính nhà bạn.
Cách đơn giản để tìm vị trí đặt bể cá là dùng kiến thức phong thủy của phái Bát Trạch. Trước tiên bạn căn cứ vào tuổi âm lịch của mình để tra ra cung phi.


Bảng cung phi nam và nữ.

Khi đã biết mình thuộc cung gì rồi, bước tiếp theo là phối cung phi với phương hướng để tìm bốn vị trí tốt lành là sinh khí, thiên y, diên niên, phục vị. Và bốn vị trí xấu là tuyệt mệnh, ngũ quỷ, lục sát, họa hại.

Đặt bể cá tất nhiên là phải đặt ở bốn vị trí tốt, nhưng ưu tiên vị trí sinh khí và phục vị. Vì sinh khí là sao tham lang, dương mộc. Phục vị là sao tả phụ, âm mộc. Vì là tính mộc nên rất thích thấy thủy đến tương sinh.

Bảng phối cung phi với sơn hướng.

Đến đây bạn đã cơ bản biết về các hướng tốt và xấu so với tuổi của mình. Việc tiếp theo là chọn ngày giờ tốt để đặt bể cá là xong.

Còn một phương pháp đặt bể cá chiêu tài nữa ứng nghiệm nhanh hơn, đó là dùng kiến thức phong thủy của phái Huyền Không để tìm vị trí vượng khí, sinh khí và tiến khí của trạch vận. Phương pháp này khó hơn đối với các bạn chưa hiểu gì về phong thủy, cho nên tôi khuyên các bạn nên mời thầy phong thủy về trực tiếp thẩm định phong thủy của ngôi nhà mình và sẽ có tư vấn phù hợp cho việc đặt bể cá chiêu tài.

Để hình dung rõ hơn về phương pháp này, tôi lấy một ví dụ ngôi nhà 275 độ, tọa mão hướng dậu, kiêm hướng 5 độ, lập vào vận 8 diễn số như sau:


Nhà này vượng tinh đáo hướng dậu 275 độ nên tài chính đại lợi, cung càn 315 độ có cửu tử là sinh khí của vận 8 chiếu tới nên hai hướng này thích hợp bố trí thủy vị để chiêu tài. Thủy vị ở đây có thể là bể cá, đài phun nước, v.v...

Về hình dáng bể cũng rất quan trọng. Thông thường ta hay dùng bể hình chữ nhật hoặc hình tròn, không nên dùng bể hình vuông hay hình tam giác vì không hợp với tính chất ngũ hành của thủy.

Số lượng cá cũng tùy theo kích cỡ bể. Thông thường là 1 con, 4 con, 6 con và 9 con. số lượng cá này có ngũ hành tỷ hòa hoặc tương sinh cho thủy khí của bể cá nên cát lợi, Những số khác đều tiết giảm hoặc tương khắc với thủy khí của bể cá nên ta không nên dùng.

Đến đây các bạn đã cơ bản hiểu được phần nào phương pháp đặt bể cá để chiêu tài theo đúng thuật phong thủy. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy niềm vui, sự thanh thản, yên bình và tài chính thông đạt với chiếc bể cá yêu quý nhà bạn!

LƯỢNG THIÊN XÍCH 
Share:

TRÀNG HẠT BỒ ĐỂ TRONG PHẬT GIÁO

Trong phật giáo chuỗi hạt đóng góp một vai trò rất quan trọng Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành. nhận thấy hạt Bồ Đề có giá trị tâm linh cao. nhiều người coi chuỗi hạt là đồ trang sức hay cái gì đó của phật giáo, nhưng đối với những người tu luyện thì đó là một pháp khí không thể nghĩ bản chứ không phải 1 món trang sức tầm thường.



Trong kinh phật có viết

Bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn quần áo, trật áo hở vai phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:”Nay con vì muốn lợi ích cho các Hữu Tình nên nói Công Đức thọ trì tràng hạt, so sánh lợi ích sai khác của phần Phước. Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương nghe hứa” Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi
”Lành thay ! Lành thay ! Ông hãy tuyên nói” Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói:”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy. Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau. 

Nếu dùng sắt làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp năm lần 

Nếu dùng đồng đỏ làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp mười lần 

Nếu dùng báu của nhóm trân châu, san hô… làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm lần 

Nếu dùng Hoạn Tử làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn lần 

Nếu dùng hạt sen làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp vạn lần 

Nếu dùng Nhân Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm vạn lần 

Nếu dùng Ô Lô Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm ức lần 

Nếu dùng Thủy Tinh làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn ức lần 

Nếu dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt. Hoặc thời lần niệm, hoặc chỉ cầm giữ, tụng số một biến thì Phước ấy vô lượng chẳng thể tính toán, khó thể so sánh được. 

Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này 

Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng.

Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó được như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.


Khái Niệm về cây Bồ Đề



Cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.

Cây Bồ Đề trong Tôn Giáo

Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là "người hay vật dừng lại hay tồn tại". Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là "Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ trụ.

Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.

Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.

Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.

Có một điều mà các Phật tử tại VN rất hay nhầm có lẽ vì do nhiều người bán thiếu hiểu biết đã nói sai , có người nói rằng hạt kim cang là hạt bồ đề ấn độ, hay "hạt bồ đề kim cang) nhưng thực sự cây bồ đề và cây kim cang khác hẳn nhau và không cùng họ cũng không liên quan gì đến nhau hết.

Nguồn: bodhi.vn

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Share:

PHƯƠNG PHÁP GIEO QUẺ DỊCH TRUYỀN THỐNG

Trong bài này tôi giới thiệu đến các bạn phương pháp gieo quẻ truyền thống bằng 3 đồng xu cổ, làm tiêu chuẩn để các bạn áp dụng khi đoán định tương lai. Ở đây tôi dùng 3 đồng "Càn Long thông bảo", đồng xu phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất.

Trước tiên ta làm quen với hình dáng và đặc điểm nhận dạng của đồng Càn Long thông bảo.
Đồng Càn Long thông bảo được đúc bằng đồng, hình tròn và có lỗ vuông ở chính giữa. Một mặt ghi bốn chữ "Càn Long thông bảo" bằng chữ Hán, mặt còn lại có họa tiết ký hiệu riêng của đồng tiền.

Trong phương pháp gieo quẻ dịch, người xưa đã quy định mặt có chữ "Càn Long thông bảo" là mặt ngửa, mặt còn lại là mặt sấp (xem hình).


Trước khi bắt đầu gieo quẻ ta cần chuẩn bị sẵn giấy bút và ghi rõ năm tháng ngày giờ gieo quẻ, 1 cái đĩa hoặc 1 tờ giấy sạch để ta gieo 3 đồng xu đó xuống.
khi gieo quẻ thì lấy 3 đồng tiền đặt trong lòng bàn tay, úp 2 tay lại, để im và suy nghĩ đến việc cần hỏi trong vòng 1 phút để cho từ trường của đồng tiền và từ trường của cơ thể ta liên thông với nhau. hoặc cũng có thể khấn 1 câu đơn giản như sau:

Vd: "con là..........ở tại..............xin thần linh chỉ cho con biết bao giờ thì khu vực con đang sinh sống có mưa"

Mục đích của việc này giúp cho tinh thần ta được tập trung, càng tập trung thì quẻ hiện càng rõ và càng ứng. hơn nữa có câu "trên đầu 3 tấc có quỷ thần". kính thần thì thần tại là vì vậy .

Khi đã tập trung ý niệm xong ta lắc đều 3 đồng xu lên, vừa lắc vừa tập trung ý niệm về việc hỏi, sau đó gieo cả 3 đồng xu xuống đĩa.

Nếu 1 đồng sấp là hào dương 
2 đồng sấp là hào âm
3 đồng đều sấp là dương động
3 đồng đều ngửa là âm động


Gieo 6 lần như vậy thì thành quẻ
Để thuận tiện cho các bạn chưa biết dịch lý, khi gieo các bạn ghi rõ mặt của từng đồng xu ra. Ví dụ lần thứ nhất gieo được 2 đồng ngửa 1 đồng sấp thì các bạn ghi là “lần 1 N N S” trong đó chữ “N” là ngửa, chữ “S” là sấp. Cứ như vậy gieo thành 6 lần.

Lần 1. N N N
Lần 2. N S S
Lần 3. S N N
Lần 4. S S S
Lần 5. N S N
Lần 6. S N N

Gieo xong là có căn cứ để luận giải.

Đây là quẻ đã được lập thành đầy đủ.


Bài viết này tôi viết để hướng dẫn những bạn không biết dịch lý nhưng có nhu cầu xem quẻ, không dám viết để làm khuôn mẫu cho những “cây đa cây đề” trong làng dịch lý.

LƯỢNG THIÊN XÍCH
Share:

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ CỦA NGƯỜI VIỆT

Hàng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan Ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác…


Bánh ú nước tro là món bánh truyền trống của người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những thứ bánh làm từ gạo chỉ có ở những khu vực có nền văn minh lúa nước.


Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ Khuất Nguyên? 

Theo giải thích của học giả Chu Xử trong sách “Phong Thổ Ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương; Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là “túi đựng tên, hình dáng của nó như cái hộp gỗ” (Tr.2881, Từ Nguyên).

Đến thời nhà Minh, bùa trừ ngũ độc (Ngũ độc phù) đã trở thành vật trang sức khá phổ biến của phụ nữ, được in trên một số vật như trâm cài tóc, vòng đeo tay, đeo cổ, quạt… Một học giả thời bấy giờ là Trầm Bảng chép: “Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), cọp (Hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” (Trích Uyển Thự Tạp ký, quyển 17, bản in năm 1593).

Hiện nay, quan niệm phổ biến cho rằng nguồn gốc Tết Đoan Ngọ của người Việt có xuất xứ từ Trung Quốc. Quan niệm này gắn liền với một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc đó là Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên, tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.

Đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.

Sau này, Tết Đoan Ngọ còn được gắn thêm một tích khác nữa là tích hai chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên.

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về…

Trên thực tế, từ cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan Ngọ. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có “liên quan” đến sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên. Tuy nhiên các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này.

Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào. Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian!

Vậy cơ sở nào để cho rằng Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) là để tưởng nhớ Khuất Nguyên như một số người vẫn quan niệm hiện nay!?

Về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan Ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan Ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004).

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).

Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay. 


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Sưu tầm
Share:

लोकप्रिय पोस्ट

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Lưu trữ Blog

Recent Posts

Unordered List

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  • Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  • Vestibulum auctor dapibus neque.

Label Cloud

10 điều đại kỵ trong nhà ở và cách hóa giải (1) 7 sai lầm phong thủy cần chú ý (1) 83 VỤ (1) Ai vái lạy ai (1) an táng (1) ẢNH HƯỞNG (2) AQUA (1) Ất Sửu (2) Ất Tỵ (1) Bài thuốc dân gia (1) bán mở hàng (1) BÁT TRẠCH CHUYÊN SÂU (2) bệnh gút (1) Bệnh gút. Phương thuốc chữa trị bệnh (1) bệnh liệt dương. Đậu đen (1) BẾP (2) Bếp ăn gần phòng vệ sinh: Kiêng kị và cách hóa giải (1) Bính Dần (2) Bính Ngọ (2) Bính Thìn (2) Bính Tuất (2) Bính Tý (2) Bosch (1) bổ thận tráng dương. đậu đen (1) Bố trí bàn trà phòng khách theo phong thủy (1) Bùi Long Thành (2) Cá trê hầm đậu đen. suy giảm tình dục (1) CÁC VỊ TRÍ ĐẶT BẾP (2) CÁCH BỐ TRÍ VĂN PHÒNG GIÚP LỘC VÀO NHƯ NƯỚC (1) Cách hóa giải bếp dựa vào cửa sổ (1) Cách hóa giải hướng xấu cho nhà tắm (1) Cách hóa giải khi ngõ đâm thẳng vào nhà (1) Cách tính Trùng Tang (1) Can chi (1) Canh Dần (2) Canh Ngọ (2) CẢNH QUAN BÊN NGOÀI (2) Canh Thân (2) Canh Thìn (2) Canh Tuất (2) Canh Tý (2) cáo tổ tiên (1) CĂN NHÀ (2) Cân Lượng (1) CẦU TỬ BÍ PHÁP (2) Cây dong riềng. trị bệnh mạch vành (2) Chàng trai (1) chiếc kim (1) chọn ngày (1) chọn ngày giờ tốt căn bản (2) CHỌN NGÀY TỐT (1) CHỌN NGÀY TỐT CĂN BẢN CHO 83 VỤ (2) chữa bệnh (1) có phù dâu (1) Coi bói số (3) Coi bói số Tử vi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI DẦN: Giáp Dần (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI HỢI: Ất Hợi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI MÃO: Ất Mão (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI MÙI: Ất Mùi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI THÂN: Bính Thân (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI THÌN: Giáp Thìn (2) Coi bói số Tử Vi trọn đời cho TUỔI TUẤT: Giáp Tuất (2) Coi bói số Tử vi trọn đời TUỔI DẬU: Ất Dậu (2) Coi số Tử vi trọn đời cho TUỔI TÝ. Tử vi (2) con người thật (2) con nuôi (1) Con so về (1) Công suất (1) CƠ SỞ KINH DOANH (2) Cung mệnh (1) CUNG VÀ SAO (2) CỬA CÁI (2) Cửa Sổ (2) Cửa thông (2) cưới hỏi (40) Daikin (2) Daikin âm trần (1) Daikin Inverter (1) Dạy con (1) Deawoo (1) DỌN DẸP SAU KHI CÓ ĐẠI TANG (2) DU LỊCH TÂM LINH (1) dùng trị liệt dương (1) DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU (2) Đại kỵ cấu trúc 'cửa đối cửa' trong nhà (1) Đại sư HUỆ NGHIÊM (2) đàn bà tái giá (1) Đạo hiếu (1) đào hoa (1) đao ly (4) Đạo thầy trò (1) Đạt Ma (1) ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH (1) ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH "CẢI CÁCH" (1) đặt tên chính (1) Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013 (1) điều hòa (2) điều hòa LG Inverter (1) Đinh Dậu (2) Đinh Hợi (2) Đinh Mão (2) Đinh Mùi (2) Đinh Sửu (2) Đinh Tỵ (1) độc thân (2) động tác gì (1) Đuôi bổ theo bài (3) đưa dâu (1) Đừng xem thường "mũi tên độc" trong phong thủy (1) Đường thông (2) Electrolux (2) ễ thành phục (1) Funiki (1) Funiki Inverter (1) gà trống phong thủy (1) gan yếu (1) gia lễ (1) Gia phả (1) Giao thiệp (11) Giáp Tý (2) Giỗ Tết tế lễ (1) giờ (1) gói quà (1) gỡ bí (1) GƯƠNG SOI (2) hạp và kỵ của 12 trực (2) HITACHI (2) Hóa giải cửa hàng ở ngã ba (1) Hóa giải hướng nhà cho gia chủ sinh năm 1957 (1) Hóa giải hướng nhà phạm đao sát (1) Hóa giải phong thủy phòng ngủ tăng đường con cái (1) Hóa giải xung đột giữa các bé bằng vài mẹo nhỏ về phong thủy (1) Học khí công (2) HỘI NHẬP CON NGƯỜI THỰC (4) HUỆ NGHIÊM (2) HUYỀN KHÔNG BÁT TRẠCH (2) HUYỀN MÔN PHONG THỦY (9) HUYỆT NGUY HIỂM (1) INVERTER (7) kén giống (1) khai sinh (1) khao lão (1) Khắc phục hướng cổng chính không tốt như thế nào? (1) khâm liệm (1) KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH (4) Khi ngôi nhà " trúng mũi tên độc" (1) KHUYẾT (2) KÍCH HOẠT CÁC CUNG BÁT QUÁI (2) KIẾN THỨC DỊCH LÝ (2) KIẾN THỨC PHONG THỦY (19) KIẾN THỨC TRẠCH NHẬT (9) Kiết Tú là Sao (2) KINH NGHIỆM CẢI TÁNG (4) Kỷ Dậu (2) Kỷ Hợi (2) Kỷ Mão (2) KỲ MÔN ĐỘN GIÁP (10) Kỷ Mùi (2) Kỷ Sửu (2) Kỷ Tỵ (1) làm lạnh (1) làng xã (1) lãnh cảm (1) Lấy vợ (1) le thai binh (1) Lễ lại mặt (1) Lễ tang (2) lễ trọng (1) Lễ vấn danh (1) Lễ xin dâu (1) LG INVERTER (1) Liệt dương (1) lỗi điều hòa (2) lời chào (1) ly hôn (1) ma chơi (1) MÃ lỗi (17) mã lỗi Daikin (1) Mã lỗi Điều hòa (1) mã lỗi máy giặt (3) mã lỗi Samsung Inverter (1) MÃ LỖI TỦ LẠNH (1) Mảnh đất xấu về phong thủy và cách hóa giải (1) Mảnh đất xấu về phong thủy và cách hóa giải (Bài 2) (1) Màu sắc (2) máy giặt (12) máy giặt LG (2) máy giặt Samsung (1) MÁY GIẶT SANYO (1) máy giặt Toshiba (1) MÁY GIẶT TOSHIBA NỘI ĐỊA (1) máy lạnh LG (1) máy lạnh LG inverter (1) MẬT TÔNG (7) MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN (36) Mậu Dần (2) Mậu Ngọ (2) Mậu Thân (2) Mậu Thìn (2) Mậu Tuất (2) Mậu Tý (2) Mẹ chồng (1) mẹ cô dâu (1) Miếng trầu (1) Mitsubish (1) Mitsubishi (2) Mitsubishi Inverter (1) Mối lái (4) NATIONAL (2) ngã năm như thế nào? (1) NGÀY GIỜ TỐT (2) Ngày kiêng (1) Ngày Kim Thần Thất Sát (1) ngày tết (1) ngày tốt (2) ngày tốt xấu (2) ngày xấu (1) ngày xấu trong tháng (2) NGHIỆM CHỨNG DỊCH LÝ (9) NGHIỆM CHỨNG PHONG THỦY (37) NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ (10) NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ ÂM TRẠCH (30) NGỌC HẠP THÔNG THƯ (1) Ngũ Hành (2) Nhà ở gần đường trên cao và cách hóa giải (1) Nhà phạm hướng Thái Tuế: Lý giải và hóa giải (1) Nhà phạm Tuyệt mệnh hóa giải thế nào? (1) Nhà vệ sinh (2) Nhâm Dần (2) Nhâm Ngọ (2) Nhâm Thân (2) Nhâm Thìn (2) Nhâm Tuất (2) Nhâm Tý (2) Nhập gia (1) nhuộm răng (1) Những biện pháp hóa giải các hung tinh của năm 2013 (1) Những cấm kỵ phong thủy với từng không gian sống (1) Những điều cần lưu ý trong phong thủy chung cư (1) Những điều đại kỵ trong phong thủy nhà ở và văn phòng năm 2013 (1) Panasonic (2) PANASONIC INVERTER. Mã lỗi Điều hòa PANASONIC (1) PHÁC HỌA CHÂN DUNG (4) PHẦN LỒI (2) PHẬT GIÁO (4) PHÒNG KHÁCH (2) Phòng ngủ (2) Phòng tắm (2) Phong Thủy (6) PHONG THỦY ÂM TRẠCH (30) Phong thủy cao cấp (8) PHONG THỦY CHO VIỆC ĐÀM PHÁN (2) PHONG THỦY CỔ THƯ (16) Phong thủy cơ bản (22) PHONG THUỶ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (2) Phong thủy hóa giải sao Tam Sát và Tuế Phá năm 2013 (1) PHONG THUỶ HỌC (19) PHONG THỦY HƯƠNG HOA LÀM CON CÁI VÂNG LỜI CHA MẸ (2) PHONG THỦY LẠC VIỆT (37) Phong thủy nâng cao (7) PHONG TỤC - TÍN NGƯỠNG (1) phong tục việt nam (45) phu thê (1) PHỨC TRẠCH (2) Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản (2) Quý Dậu (2) Quý Hợi Nam Mạng – Ất Hợi (2) Quý Mão (2) Quý Mùi (2) Quý Sửu (2) Quý Tỵm (1) rau mồng tơi (1) Ruộng hương hỏa (1) SAMSUNG (1) Samsung Inverter (1) SANYO (1) Sắp đặt nội thất để hóa giải hướng nhà xấu (1) sắp xếp Sao (2) SHARP (1) SINH TÀI VƯỢNG VỊ VÀ VIỆC ĐẶT THẦN TÀI (2) SONG SƠN NGŨ HÀNH (2) SƠN CHỦ (2) Tam nương sát (1) Tăng sinh lực. đuôi lợn (1) Tân Dậu (2) Tân Hợi (2) Tân Mão (2) Tân Mùi (2) Tân Sửu (2) Tân Tỵ (1) thách cưới (1) Thảm trải (2) thăm bệnh (1) thận hư (1) Thập Ác (1) theo ngày tháng năm (1) thien viet (1) THIÊN Y TRẠCH (2) Thờ Cúng (4) thờ vọng (1) thủ tục (1) THƯƠNG LƯỢNG (2) Tía tô. Tía tô chữa bệnh gút (1) Tiền nạp (1) Tín Tổ Tiên (4) Tín Ngưỡng (4) tóc thề (1) TOSHIBA (3) tơ hồng (1) trai tơ (1) trấn đài hoa (1) Trần nhà (2) trị gút dứt điểm (1) trong cùng họ (1) trong họ (1) truyền thống (1) tủ lạnh (1) tu vi (8) tục kiêng (1) tui vi (2) tuổi dân (2) tuổi hợi (2) tuổi mão (2) TUỔI SỬU (2) tuổi thìn (2) tử huyệt (1) TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN (2) Tử vi (1) TỬ VI TRỌN ĐỜI (12) Tử vi trọn đời cho TUỔI NGỌ: Giáp Ngọ (2) Up rom (1) ử vi trọn đời cho TUỔI TỴ (1) việc an táng. (1) việc họ (1) Việc nhà nông (1) việc nhập học (1) việc xuất quân (1) vợ cả (1) vợ chồng (2) VỤ ĐỊNH LÀM (2) xem ngày (1) XEM NGÀY TỐT XẤU (7) Xiaomi (1) Xích Tùng Tử (1) xin quần áo cũ (1) Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ (1) Xưng hô (2) Yến lão (1)

Sample Text

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Pages

Theme Support

Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.