CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.
Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên dienbatn đăng tiếp loạt bài CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
" Tầng tầng lớp lớp các vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ… Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là “giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt ta. Ở phía Nam, đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni (Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện nay cho người Việt." ( http://nguyenphunepal.blogspot.com/ )
" Tầng tầng lớp lớp các vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ… Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là “giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt ta. Ở phía Nam, đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni (Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện nay cho người Việt." ( http://nguyenphunepal.blogspot.com/ )
MỤC LỤC.
1. Mở đầu.
1/ Điều kiện ra đời của đạo Bà La Môn và Hindu .
a/ẤN ĐỘ GIÁO (HINDUISM)
b/Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ.
c/ Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
d/Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
a/ẤN ĐỘ GIÁO (HINDUISM)
b/Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ.
c/ Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
d/Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa đạo Bà La Môn và Hindu .
2. Bộ tam thần Trimurti.
1/ Thần BRAHMA - Thần sáng tạo .
2/ Thần Bảo Tồn - Vishnu . ( Các hóa thân của Vishnu :
1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
3/ Thần hủy diệt Shiva.
3. Các vị thần khác .
1/ Nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn - Là vợ của Vishnu .Tên gọi khác: Mahalakshmi, Padma, Kamala …
2/Thần Sarasvati, nữ thần của học vấn và là thần đỡ đầu của nghệ thuật, khoa học và ngôn từ - Vợ của Brahma .
3/ Thần Parvati có các hóa thân :
* Nữ Thần Tuyết Parvati .
* Nữ thần Durga .
*Thần Kali .
* Thần Uma .
* Nữ Thần Tuyết Parvati .
* Nữ thần Durga .
*Thần Kali .
* Thần Uma .
4/ Thần Kârttikeya - Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ , đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
5/ Thần Ganesha - Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ - mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại .
6/Thần Indra.
6/Thần Indra.
7/Thánh nữ Sông Hằng Ganga.
8/ Thần Apsara - Vũ nữ trên Trời.
9 / Thần Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại. Là vật cưỡi của thầnVishnu .
10/ Thần Khỉ Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành
11/Rắn thần Naga.
12/ Thần Hamsa - Là một con ngỗng hay con thiên nga .
13/ Thần Bò Kamđênu .
14/ THẦN MẶT TRỜI SURYA.
15/Một vài nét về sử thi ấn độ mahabharata và ramyana .
9 / Thần Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại. Là vật cưỡi của thầnVishnu .
10/ Thần Khỉ Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành
11/Rắn thần Naga.
12/ Thần Hamsa - Là một con ngỗng hay con thiên nga .
13/ Thần Bò Kamđênu .
14/ THẦN MẶT TRỜI SURYA.
15/Một vài nét về sử thi ấn độ mahabharata và ramyana .
1/ Điều kiện ra đời của đạo Bà La Môn và Hindu .
a/ẤN ĐỘ GIÁO (HINDUISM)
Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.Kể từ thế kỷ 16 các nhà truyền giáo và du phương thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi người bản xứ này là “ngoại đạo” (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn. Họ được gọi theo tiếng La Tinh là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan, tiếng Đức là Heyden(Heiden). Đến thế kỷ 18 thì từ “Hindoo” (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỷ 19, danh từ “Hinduism” trở nên rất thông dụng.
Như vậy thì từ “Hinduism” – được dịch là Ấn Độ giáo ở đây – không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỷ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư “Hindu” chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hi Lạp là “Indian”, và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn : sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hi Lạp : Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này : Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.
Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.
Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáo là Sanātana-dharma (सनातनधर्म), nghĩa là "Pháp trường tồn". Các tên khác như vaidikadharma (Ấn giáo Phệ-đà) hoặc brāhmaṇa, brāhmaṇya (Bà-la-môn giáo) chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi.
b/ Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
Lưu vực sông Ấn Độ với hai trung tâm Mohenjodaro và Harappa, thuộc Pakistan hiện nay.Tôn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ (Indus Valley Culture, hưng thịnh khoảng 2300-1750 TCN) chỉ có thể được dựng lại một cách khiếm khuyết từ các công trình khảo cổ. Nhìn chung thì các cách diễn giảng những di tích này đều nhất trí ở điểm là những thành phần của nền văn hoá Indus vẫn tiếp tục tồn tại và có phần được hấp thụ bởi những tôn giáo cổ điển khác của Ấn Độ. Các hình tượng trên những con ấn bằng đá steatite (talc) ở những nơi như Mohenjodaro, Harappa và những khu định cư khác cho thấy những vị thần cây, được các nhà nghiên cứu xem là tiền thân của các loài La-sát (zh. 羅剎, sa. rākṣasa) và La-sát nữ (zh. 羅剎女, sa. rākṣasi) sau này. Một hình Thần thể (zh. 神體, sa. devatā) trong tư thế ngồi của một hành giả Du-già cho thấy là có thể nguồn gốc của Du-già bắt đầu từ thời văn minh Indus. Người ta cũng tìm thấy một Thần thể ngồi giữa đám thú, được xem là Thú chủ (zh. 獸主, sa. paśupati), "chúa tể loài cầm thú" và - có thể là sai - tiền thân của thần Thấp-bà (sa. śiva). Hình tượng được xem là dương vật dựng đứng (sa. liṅga, en. phallus) của Thấp-bà có lẽ chỉ là một sợi thắt lưng lõng và vì những thần thể này mang trang vật trên cánh tay nên các nhà khảo cổ chưa xác định được đây là hình tượng nam hay nữ. Tắm rửa theo nghi lễ giữ một vai trò quan trọng vì có nhiều dấu tích của những nhà tắm trang trọng được xây rất công phu (có thể được hấp thụ bởi các nhánh tôn giáo Ấn Độ sau này dưới dạng cái ao ở đền thờ). Tuy nhiên, người ta không tìm thấy dấu tích của một ngôi đền thờ nào. Việc diễn giảng những vòng đá như dương vật Thấp-bà và âm hộ (nền của các vòng đá) và các tượng phụ nữ bằng đất nung như các vị Thiên mẫu vẫn là những phỏng đoán.
c/ "Bà-la-môn giáo" và những bước phát triển mới .
Sự phát triển của tôn giáo Phệ-đà theo hướng nhấn mạnh sự thanh tịnh trong khi thực hiện tế lễ thần thánh đã mang lại một sự chuyên hoá trong giới Bà-la-môn trong thời đoạn 1000-500 TCN. Nó cũng đồng thời loại những người ở cấp dưới, phần lớn là không thuộc nhóm Nhã-lợi-an, thuộc cấp nô lệ (zh. 奴隸, sa. śūdra, cũng gọi là Thủ-đà-la 首陀羅), ra khỏi việc thực hành tế lễ cũng như nghiên cứu Phệ-đà. Trong tay của các Bà-la-môn, bộ môn tế lễ đã trở thành một khoa học xử lí mối tương quan giữa năng lực hữu hiệu trong quá trình tế lễ và quy luật vũ trụ. Những mối tương quan giữa đại vũ trụ và vi quan vũ trụ, giữa chân ngôn với năng lực đi kèm và đối tượng được chân ngôn chỉ đến cũng như giữa hành vi tế lễ và sự việc xảy ra trong tương lai, tất cả đã dẫn đến một quan niệm bao gồm thế gian và sự tế lễ mà trong đó, người ta không cần thần thánh nữa. Thời đoạn này của Phệ-đà giáo cũng được gọi là Bà-la-môn giáo. Trong thời gian này, người ta tìm thấy những gì ban đầu chỉ được nhắc đến sơ qua trong Phạm thư, và không lâu sau đó được các Áo nghĩa thư trình bày rõ ràng: Khái niệm tái sinh và quy luật nhân quả (nghiệp, sa. karman). Giáo lí mới này cho rằng, những hành động tốt cũng như xấu trong đời này sẽ mang kết quả trong đời sau và như thế, nó cũng khiến người ta rút lui dần từ mục đích nguyên thuỷ của Phệ-đà giáo: Một cuộc sống trên thiên đường giờ đây không còn là sự việc cứu cánh vì nơi đó vẫn chịu quy luật tái sinh tái tử cũng như nghiệp quả. Như vậy thì chỗ giải thoát không thể có được nơi chư thiên và cũng không thể đạt được qua việc cúng tế. Giải thoát chỉ có thể được thực hiện qua trí huệ và mục đích của nhận thức này là trạng thái bất tử (sa. amṛtatva), cơ sở của tất cả những hiện hữu: brahman (Phạm 梵), hoàn toàn tương đồng với ātman, cái tiểu ngã. Với khái niệm này, tôn giáo Phệ-đà đã vượt qua cái bóng của chính nó. Ý nghĩa của sự cúng tế được nghi vấn lại và con đường được mở rộng cho những phong trào tôn giáo cải cách mới như Phật giáo, Kì-na giáo, cũng như những nhánh vô thần khác (ví như Số luận phái, xem thêm Triết học Ấn giáo), hệ Bất nhị nhất nguyên (sa. advaitavedānta) và những tôn giáo thờ Nhất thần. Một vài phong trào nêu trên phản đối độc quyền thực hiện nghi lễ của Bà-la-môn và phản đối chế độ chủng tính (sa. varṇa) nói chung.Tôn giáo Phệ-đà mất vị trí hàng đầu ở Bắc Ấn trong những thế kỉ cuối trước CN, tại Nam Ấn thế kỉ thứ nhất. Nó vẫn tồn tại, nhưng chỉ trong một phạm vi hạn chế và gây ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực triết học dưới dạng Di-mạn-sai (zh. 彌曼差學派, sa. mīmāṃsā). Sau sự phát hiện Phệ-đà của các nhà nghiên cứu châu Âu và được kích động bởi tâm tư hào hứng truy nguyên của họ, người Ấn Độ cũng đã quay về với giáo lí Phệ-đà với những dấu hiệu rõ rệt trong trào lưu Tân Ấn Độ giáo cải cách sau này.
( http://vi.wikipedia.org/wiki).
d/ Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
Nhìn xuyên suốt dòng lịch sử của đất nước Ấn Độ, ta nhận thấy Ấn Độ là nơi xuất phát tổ chức mọi mô hình tôn giáo của thế giới. Ấn Độ không những là nước đa sắc tộc, mà còn là một nước đa tôn giáo. Những tôn giáo quan trọng nhất của Ấn Độ phải kể đến đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Bàlamôn là phiên âm của từ Brahman, sau này cải biến thành đạo Hinđu, một tôn giáo chính của Ấn Độ, nên ngày nay gọi là Ấn Ðộ giáo. Ðặc biệt Bàlamôn hay Ấn Ðộ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ. Đạo Bàlamôn được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ nhưng đến khoảng thế kỉ VI TCN bị suy thoái do có sự xuất hiện của Đạo Phật. Đến khoảng thế kỉ thứ VIII, IX đạo Bàlamôn dần dần phục hưng và phát triển thêm nhiều yếu tố mới nên nó được gọi là đạo Hinđu. Như vậy đạo Hinđu chính là đạo Bàlamôn đã có những biến đổi. Vì thế đạo Bàlamôn và đạo Hinđu vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Trong bài luận này chúng tôi sẽ so sánh đạo Bàlamôn và đạo Hinđu để thấy được sự giống nhau cũng như khác nhau cơ bản giữa chúng. Sự so sánh dựa trên các phương diện : Điều kiện ra đời, đối tượng sùng bái, giáo lý.2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa đạo Bà La Môn và Hindu .
1.Điểm giống nhau:- Hình thành trên cơ sở xã hội có sự phân chia về giai cấp, không có sự bình đẳng về giai cấp sâu sắc.
- Là những tôn giáo không có người sáng lập.
2. Điểm khác nhau:
a) Đạo Bàlamôn
- Đạo Bàlamôn ra đời sớm hơn đạo Hinđu. Nó bắt đầu vào khoảng thế kỉ đầu của thiên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng cấp ngày càng sâu sắc. - Đạo Bàlamôn còn mang nhiều dấu vết của thời nguyên thủy do tập hợp từ các hình thức tín ngưỡng dân gian.
- Không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
b) Đạo Hinđu
- Đạo Hinđu ra đời muộn hơn. Đến khoảng thế kỉ VII, khi mà đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ. Thì đạo Hinđu đã ra đời trên cở sở của đạo Bàlamôn. Nhưng đạo Hinđu cũng đã có thêm những yếu tố mới.
- Vì ra đời muộn hơn nên đạo Hinđu có tổ chức giáo hội chặt chẽ hơn và dấu tích nguyên thủy cũng mờ nhạt hơn.
II. Đối tượng sùng bái của đạo Bàlamôn và đạo Hinđu.
1. Điểm giống nhau: Đạo Hinđu và đạo Bàlamôn về cơ bản giống nhau về đối tượng sùng bái, điều đó được thể hiện như sau:
• Đều là các tôn giáo đa thần
• Cùng thờ một số vị thần như: Thần Brama (Vị thần sáng tạo thế giới), Thần Siva (vị thần phá hoại), thần Vinus (Vị thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thần làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt).
• Hai đạo này đều có sự phân chia thành hai phái là: Phái thờ thần Visnu và phái thờ thần siva.
• Một số loài động vật cũng là đối tượng sùng bái của hai đạo này: trong đó phải kể đến khỉ và bò.
• Ngoài ra còn có các thần: Thần đá, thần cây, thần lửa...
• Đối với các đối tượng sùng bái của mình các hai đạo đều rất coi trọng và tôn kính được thể hiện thờ cúng, và cách thể hiện sự sùng bái của tín đồ.
2. Điểm khác nhau:
Về cơ bản đạo Hinđu và đạo Bàlamôn giống nhau về một số đối tượng sùng bái song cũng có những điểm khác nhau nhất định ở hai đạo này.
a) Đạo Bàlamôn:
-Vai trò của thần Brama giữ vị trí cao nhất. Nhưng vị trí đó không hoàn toàn thống nhất mà ở một số nơi thì coi thần Siva hoặc thần Visnu là cao nhất.
-Để thống nhất các phái đó thì đạo Bàlamôn đưa ra quan niệm thần sáng tạo Brama, thần phá hoại Siva và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là một.
- Bò là loài động vật rất được sùng bái.
b) Đạo Hinđu
-Khác với đạo Bàlamôn, đạo Hinđu bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái được thể hiện như sau: Vẫn là thờ ba vị thần: Brama, Visnu, Siva. Tuy nhiên vị trí các vị thần này đã có sự đổi khác. Vai trò của thần Brama bị hạ thấp và vai trò của thần Siva được đề cao.
-Hình tượng của các vị thần thường rất kì dị như: Nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều tay...
Khác với đạo Bàlamôn:
+ Thần Brama được thể hiện bằng hình tượng có bốn đầu chứng tỏ thần có thể nhìn thấu mọi nơi.
+ Thần Siva được thể hiện bằng hình tượng có mắt thứ ba ở trên trán, thần Siva ở đây lại có thêm mặt sáng tạo thể hiện qua linga - yoni.
+ Liên quan đến thần Siva có nữ thần Kali - vợ thần, thần Ganexa - con trai của thần. Nữ thần Siva được thể hiện bằng hình tượng một người phụ nữ mặt đen, miệng há ngoác, lưỡi lè ra. Thần Ganexa thì thể hiện là hình tượng có hình thù kì dị đầu voi mình người nhưng đó là thần trí tuệ và thần thịnh vượng.
-Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Lần thứ 9 thì thần Visnu biến thành Phật Thích Ca. Đây là điểm khác với đạo Bàlamôn và nó chứng tỏ đạo Hinđu có tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật, đồng thời đây cũng là thủ đoạn để đạo Hinđu thu hút tín đồ Phật cải giáo theo đạo Hinđu. Lần giáng trần cuối cùng
thì thần Visnu biến thành thần Kali. -Đạo Hinđu có sự giải thích sâu sắc cho nguyên nhân tại sao lại tôn thờ các loài đồng vật. Ví dụ: Thần khỉ sở dĩ được tôn sùng là vi có công giúp Rama (tức là Visnu) giết được quỷ Ravan đưa Sita trở về quê hương. Vì vậy thần Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành. Thần Bò Kamđênu được thần Krisna chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna. Thần bò còn được coi là mẹ của hầu hết các vị thần. Vì vậy cho đền nay ở Ấn Độ bò được coi là loài vật thiêng liêng. Sự tôn sùng đối với các vị thần và các loài vật ở đạo Hinđu có phần cao hơn trước. Ví dụ: Tín đồ đạo Hinđu kiêng ăn thịt bò, không dùng những đồ làm bằng da bò; Mỗi buổi sáng tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phải Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò hoặc đeo ở cổ tay cái Linga; trong các chùa thờ lớn thì có tới hàng nghìn tu sĩ và hàng nghìn vũ nữ; Khi tế lễ các tu sĩ thường xoa dầu, sức nước hoa cho tượng ...
Về cơ bản đạo Hinđu và đạo Bàlamôn tương đối giống nhau về đối tượng sùng bái. Tuy nhiên đạo Hinđu là đạo xuất hiện sau và là kế thừa đạo Bàlamôn nên đạo Hinđu có sự phát triển hơn đạo Bàlamôn.
Giáo lí đạo Bàlamôn và đạo Hinđu.
1.Điểm giống nhau:
- Cùng chú trọng thuyết luân hồi. Cho rằng con người sau khi chết linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần.
- Sử dụng bộ kinh Vêđa
- Quan niệm về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội: phân thành bốn đẳng cấp (chế độ đẳng cấp Vacna).
- Đạo tuyên truyền thuyết luân hồi và nghiệp báo, tổ chức các nghi lễ cúng tế thần thánh xa xỉ.
2. Điểm khác nhau:
a) Đạo Bàlamôn: - Có một quyển kinh duy nhất là kinh Vêđa
b) Đạo Hinđu: -Có sự bổ sung nhiều quyển kinh thánh mới: Mahabharata, Ramayana, Purana…
- Quy định thêm các chuẩn mực, luật lệ xã hội, hình phạt... một cách tỉ mỉ. Những quy định của đạo Hinđu đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ấn Độ.
Đạo Bàlamôn và đạo Hinđu về giáo lí cơ bản giống nhau. Sau khi đạo Phật suy sụp, đạo Bàlamôn đã nhân tình hình đó dần dần được phục hưng,Thế kỉ VII - IX đạo Bàlamôn với tên gọi mới là đạo Hinđu - một tôn
giáo chính của Ấn Độ ngày nay gọi là Ấn Ðộ giáo. Ðặc biệt Bàlamôn hay Ấn Ðộ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ với sự bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, nghi thức tế lễ... nhưng về cơ bản vẫn chú trọng về thuyết luân hồi, coi trọng sự phân chia đẳng cấp dựa trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ còn xuất nhiều các đẳng cấp nhỏ gọi là Jati. Bàlamôn – Hinđu (Ấn Độ giáo) đã góp phần trong tôn giáo Ấn Độ nói riêng và trong văn minh Ấn Độ nói chung, văn hoá Bàlamôn đã sớm ghi dấu ấn ở Srilanka và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, hiện nay vẫn còn đền thờ và các tín đồ ở các nước này. Bàlamôn cũng có ở 1 số nước Phương Tây như Anh, Mỹ… Tuy tín đồ ở Đông Nam Á của Hinđu chiếm
tỉ lệ thấp nhưng do Phật giáo (chiếm đa số trong dân cư) chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hinđu (thuyết luân hồi) nên có thể coi cư dân Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hinđu một cách gián tiếp. Tìm hiểu, so sánh về đạo Bàlamôn - Hinđu giúp ta hiểu hơn, biết rõ hơn những nét trong văn minh Ấn Độ. Đúng vậy,
xúc cảm đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể chứng nghiệm chính là sự bí ẩn. Đó là loại xúc cảm ở ngay tại cái nôi của tất cả mọi nghệ thuật chân chính và khoa học. Những nét đẹp đó chúng ta có thể tìm thấy ở nền văn minh - tôn giáo của người Ấn Độ.
( nội dung được trích dẫn từ 123doc.org ).
2. Bộ tam thần Trimurti.
Gồm ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt. Cả ba tạo thành bộ tam thần Trimurti.
Trimurti hay Tam thần Ấn giáo là ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt. Cả ba tạo thành bộ tam thần Trimurti, thường được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara." Họ là những dạng khác nhau của một người được gọi là Đấng Tối cao hay Svayam Thế Tôn / Thần Krishna / Parabrahman.
Ba vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo Brahma, Vishnu, Shiva (Trimurti: tam vị nhất thể) có thể được giải thích như là những phương diện của một quyền năng duy nhất. Brahma là là thần sáng tạo ra vũ trụ (thần sáng thế). Vishnu tượng trưng tất cả những gì tích cực và xây dựng trong vũ trụ. Shiva là phản đề (antithesis), biểu thị những lực tiêu cực và phá hoại chung quanh ta. Ba vị thần ở Điện thờ Ấn giáo là những biểu tượng của các nguyên lý trừu tượng. Vũ trụ được điều lý theo nhịp thái hòa. Có vị thần Shiva tàn phá, thì lại có thần bảo lưu Vishnu, không có vị thần nào hiện hữu đơn độc. Shiva không tách rời khỏi Vishnu. ( nguồn Newvietart.com ).
1/ Thần BRAHMA ( Phạm Thiên ) - Thần sáng tạo .
Là thần của mọi tri thức, thường xuyên mang theo bộ kinh veda thiêng liêng. Thần chui ra từ quả trứng vàng trôi nổi trên làn nước nguyên thủy, dùng hai mảnh vỏ trứng tạo nên trời đất. Brahma là hiện thân của Thượng Đế. Tuổi thọ của thần Brahma được tính là 100 năm trời. Mỗi năm trời có 365 ngày đêm. Mỗi ngày trời (kalpa) bằng 4 triệu 320 ngàn năm trái đất.
Thần Brahma có bốn tay, bốn đầu nhìn bốn phương trời. Thần Brahma phối ngẫu với nữ thần của khôn ngoan Sarasvati, nhưng cũng có khi với nữ thần diễn từ Vach hay với vú nuôi Gayatri.
Thần Brahma đã sống 51 năm trời. Mỗi lần sinh nhật của thần Brahma là một lần vũ trụ bị hủy diệt rồi được xây dựng mới.
Trong những bộ Vêđa sớm nhất có ghi về Brahma như một vị thần sáng tạo và đầy quyền năng, thống trị cả vũ trụ. Dần dần sau đó triết học Vêđa hướng đến sự diễn giải về thuyết độc thần, nói về vũ trụ và khởi nguyên của nó, và quyền năng thiêng liêng của vị thần sáng tạo ấy dần dần được nhân cách hóa thêm. Vào thế kỷ thứ IV và thứ V sau Công nguyên, Brahma lúc ấy lại được xem là một trong ba vị có quyền năng cao tột bậc nhất trong Ấn giáo cùng với Vishnu và Shiva.
Hình ảnh Brahma thường được thấy với ba mặt và bốn tay, mỗi tay cầm quyển kinh Vêđa, cầm bông hoa sen, cầm chùy, bắt ấn … đầu có vòng hoa và râu rậm; khi thì cưỡi con thiên nga Hamsa (tượng trưng cho tri thức), khi thì ngồi trên một bông sen mọc từ rốn của Vishnu, khi thì nằm trên mình con rắn Naga nổi bồng bềnh trên đại dương nguyên thủy.
Theo thần thoại Hindu là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ. Brahma là cha của các thần và của loài người. Trong ý tưởng xưa của người Ấn Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Vishnu và Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.
Brahma còn là một sự nhân hóa của Brahma (Đại ngã). Ban đầu từ này được dùng để chỉ quyền năng thiêng liên trong một buổi lễ hiến tế, nhưng sau đó nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo.
Trong khi thiền quán, thần Brahma đã tạo ra tất cả mọi yếu tố vật chất của vũ trụ và các khái niệm giúp cho loài người hiểu được các yếu tố đó. Cứ mỗi ngày, trong cuộc đời Brahma, vũ trụ lại một lần được sáng tạo, rồi lại bị hút đi mỗi đêm. Trong mỗi chu kỳ này có bốn giai đoạn nối tiếp, hay Yuga, bắt đầu bằng Krita Yuga, hay giai đoạn vàng son và kết thúc với Kali Yuga, tức là giai đoạn đầy xung đột và tuyệt vọng hiện nay của chúng ta.
Theo một câu truyện thần thoại, Brahma tạo ra nữ thần Satarupa kiều diễm từ chính cơ thể mình. Nàng ta đáng yêu đến nỗi Brahma không ngớt đăm đăm nhìn nàng và mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh cái nhìn của ông thì Brahma lại mọc ra thêm một cái đầu mới để có thể tiếp tục nhìn nàng. Cuối cùng Brahma vượt qua sự e lệ của nàng và cầu hôn với Satarupa. Họ lui về sống một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới, cuối cùng thì Manu, con người đầu tiên đã được sinh ra.
Một thần thoại khác về sự sáng thế nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ chìm trong bóng tối. Sau cùng một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đã tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng ngời. Theo các tư liệu thiêng liêng có tên là "Luật Manu" thì "Đấng tối cao nằm trong trứng suốt một năm rồi tự dùng sức mình để tách cái trứng ra làm đôi". Ngài dùng một nửa để làm nên bầu trời hay thiên cung còn nửa kia thì tạo ra quả đất hay thế giới vật chất, ngài xếp vào giựa hai phân nửa quả trứng này nào là không khi, nào là tám hướng chính và trú xử muôn đời của nước". Từ nơi chính mình ngài lấy ra phần Hồn, trong đó hàm chứa cái thực thể và phi thực thể, rồi từ Hồn mà sinh ra sự ý niệm về bản ngã vốn là sự ý thức về bản thể của mình và là điều quan trọng nhất. Cái trứng cuối cùng để lộ ra thần Brahma, vị thần này tự tách mình ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai thực thể này tạo ta toàn bộ thần còn lại của thế gian. Một lời kể khác về truyện thần thoại này nói rằng thần Brahma đã từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000 đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đã tự lấy thân mình làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân chân sinh ra đất và từ mắt ngài sinh ra mặt trời.
Thần Brahma đôi khi cũng có tên là Narayana, hay "Người từ dưới nước hiện lên". Trong hình thức này, thần được xem như đang nằm trên một chiếc lá nổi trên mặt nước nguyên thủy, miệng ngậm ngón chân - biểu tượng của sự trường cửu.
Việc thờ cúng Brahma có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm vào các thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất sau CN. Tuy nhiên, thần này thường được xem là ít quan trọng hơn các thần Vishnu và Shiva. Ngày nay chỉ có duy nhất một đền thờ dành cho thần này trên toàn cõi Ấn Độ.
Sự mất đi tính chất tối cao của thần Brahma được giải thích trong một câu truyện thần thoại nói về nguồn gốc của thần Shiva. Theo truyện này, một ngày kia Brahma và Vishnu đang tranh luận xem ai trong họ là người có quyền năng nhất. Cuộc cãi cọ đang hồi sôi nổi nhất thì từ dưới đại dương của vũ trụ trồi lên một lingam (sinh thực khí nam) - vật biểu trưng có hình dương vật của thần Shiva - thật lớn, xung quanh là một vòng lửa, khi Brahma và Vishnu đang xem xét cái lingam thì nó nổ tung ra. Hai thần này nhìn thấy trong ấy là vị thần Shiva sáng tạo tối cao và họ phải tuân phục quyền uy của thần này.
Thần Brahma thường được thể hiện với bốn đầu và bốn tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệ Đà, thánh điển của người Ấn Độ cổ đại. Các vật biểu trưng khác của thần gồm một chai đựng nước sông Hằng và một vòng hoa hồng. Thần cưỡi trên một con ngỗng hay con thiên nga có tên Hamsa. Vợ của Brahma là người đẹp Sarasvati, nữ thần của học vấn và là thần đỡ đầu của nghệ thuật, khoa học và ngôn từ.
Brahma (Phạm Thiên): người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả loài người. Brahma cùng với Shi va và Visnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Visnu và Shiva là hai thế lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng.
Brahma tạo ra nữ thần Satarupa từ chính cơ thể mình. Nàng đáng yêu đến nỗi Brahma nhìn nàng đăm đăm. Mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh thì Brahma lại mọc ra một đầu khác để nhìn. Cuối cùng Brahma đã chinh phục được Satarupa. Họ lui về sống ở một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới. Và, MANU – con người đầu tiên được sinh ra…
Thần Brahma thường được thể hiện với 4 đầu và 4 tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệđà. Các biểu trưng khác là lọ nước sông Hằng, vòng hoa, ấn thí vô uý…
a- Thần Brahma trong tư thế sáng tạo thế giới:
b- Trong tư thế tu thiền định khổ hạnh .
c- Hình dáng Thiên Nhân giữa hư không .
d- Cưỡi cỗ xe có ngỗng thần Hamsa đang kéo .
e- Cưỡi ngỗng thần Hamsa .
f- Các hình dáng, hoá thân khác qua những nét vẽ của nghệ nhân Ấn giáo.
g- Hình Tứ diện Phật (Phật 4 mặt) của Thái Lan cũng là hình tướng hoá thân của Brahma:
( Theo Minh Thông - Thegioivohinh )
Xin theo dõi tiếp bài 2. dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét