Bộ môn bốc dịch đã có lịch sử ngàn năm. Trong quá trình phát triển đã sản sinh ra khá nhiều phương pháp gieo quẻ khác nhau, phản ánh từng thời kỳ phát triển của Kinh Dịch.
Trong các phương pháp đó thì phương pháp gieo quẻ bằng ba đồng tiền xu là thịnh hành và đơn giản hơn cả. Thời xưa các nhà dịch học thường sử dụng đồng tiền của thời đại mình hoặc tiền cổ để gieo quẻ. Các mẫu tiền cổ thông thường chỉ khác niên đại thôi chứ mẫu thiết kế không khác nhau là mấy, cũng vẫn là hình tròn, ở giữa có lỗ vuông, một bên ghi triều đại phát hành, một bên ghi giá trị của đồng tiền. (xem hình)
Trong các phương pháp đó thì phương pháp gieo quẻ bằng ba đồng tiền xu là thịnh hành và đơn giản hơn cả. Thời xưa các nhà dịch học thường sử dụng đồng tiền của thời đại mình hoặc tiền cổ để gieo quẻ. Các mẫu tiền cổ thông thường chỉ khác niên đại thôi chứ mẫu thiết kế không khác nhau là mấy, cũng vẫn là hình tròn, ở giữa có lỗ vuông, một bên ghi triều đại phát hành, một bên ghi giá trị của đồng tiền. (xem hình)
Đồng Càn Long Thông Bảo. |
Ngày nay tiền xu đương đại được sử dụng ở hầu hết các quốc gia, Việt Nam cũng đã từng cho lưu hành một số loại tiền xu mệnh giá nhỏ nên việc gieo quẻ cũng không gặp phải khó khăn vì không có đồ thích hợp nữa.
Tiền xu đương đại cũng có mặt in hình quốc huy của nước phát hành ra đồng tiền đó, mặt còn lại in mệnh giá của đồng tiền.
Trên các diễn đàn về huyền học cũng có khá nhiều người sử dụng tiền xu đương đại để phục vụ cho việc gieo quẻ, tuy nhiên cách phân biệt tính âm dương lại khác nhau. Có người lý giải rằng mặt quốc huy đại diện cho quốc gia phát hành tiền, trên quốc huy của Việt Nam lại có thêm ngôi sao, tượng trưng cho bầu trời nên lấy đó làm mặt dương. Mặt còn lại in mệnh giá và họa tiết phụ, trên tiền Việt Nam, mặt này còn được in các họa tiết như nhà sàn, chùa Một Cột...tượng trưng của đất nên lấy mặt này là âm.
Cũng có người không lấy mặt âm dương của đồng tiền làm căn cứ mà mỗi lần gieo quẻ thì tự quy ước tính âm dương, có lần gieo thì tự quy ước mặt quốc huy là dương, có lần gieo lại quy ước mặt đó là âm dẫn đến không nhất quán và xa rời học thuyết âm dương của Kinh Dịch.
Còn theo tôi, khi sử dụng tiền xu đương đại của Việt Nam hay của bất cứ quốc gia, khu vực nào, điều đầu tiên phải xác định rằng mình dùng TIỀN để gieo quẻ. Đã là tiền thì mặt nào làm lên giá trị đồng tiền, mặt nào thể hiện mệnh giá của đồng tiền thì đó là mặt chính, cũng tức là mặt dương, mặt còn lại tất sẽ là âm.
Điều này cũng phù hợp với quy tắc âm dương của tiền xu cổ. Ở tiền xu cổ, mặt thể hiện triều đại ( Ví dụ mặt có chữ Càn Long Thông Bảo ) là mặt âm ( Ngửa ) thì ở tiền xu mới cũng vậy. Mặt có quốc huy, thể hiện cho chính thể, quốc gia phát hành tiền đó cũng là mặt âm ( Ngửa ).
Mặt còn lại thể hiện giá trị đồng tiền, thông qua mặt này ta mới biết đây là TIỀN chứ không phải mảnh đồng hoặc kẽm, cũng thông qua mặt này ta mới biết mệnh giá của đồng tiền, làm nên giá trị của đồng tiền đó nên đương nhiên phải là dương
Như vậy nếu như dùng tiền Việt Nam thì mặt quốc huy là mặt âm, mặt in mệnh giá làm lên giá trị đồng tiền thì đó là mặt dương. (xem hình)
Mặt Dương (Mặt sấp) |
Mặt Âm (Mặt ngửa) |
Trên đây là phương pháp xác định tính âm dương của tiền xu đương đại. Để biết phương pháp gieo quẻ mời các bạn tham khảo bài "Phương pháp gieo quẻ dịch truyền thống" để có được phương pháp chuẩn nhất cho việc gieo quẻ luận đoán cát hung.
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét