Bác sĩ là Thiện thần của Tuế, chủ về mưu lược, dự đoán và nắm giữ văn kiện, vụ án. Bởi vậy chỗ đất mà Bác sĩ chiếu tới hợp cho việc khởi tạo, xây dựng.
Nhà Dịch học Tào Chấn Khuê nói rằng: "Bác sĩ là Hỏa thần, cai quản minh đường của thiên tử, là vị thần của kỷ cương chính trị, thường đóng ở góc trái phía trước Thái tuế, không dám tự chuyên. Sơ khởi tại Tốn là minh đường vậy. Chỗ phương nó quản, có thể tiến cử người hiền năng, có ích cho đất nước."
Cũng giống như Tấu thư, Bác sĩ cũng căn cứ vào Thái tuế Tam hội cục để tính toán phương vị cai quản. Tuy nhiên phương vị của Bác sĩ thường đối xung với Tấu thư và ở phía trước bên trái Thái tuế. Cụ thể như sau:
- Các năm Hợi - Tý - Sửu thuộc tam hội Thủy cục, Bác sĩ đóng tại cung Tốn.
- Các năm Dần - Mão - Thìn thuộc tam hội Mộc cục, Bác sĩ đóng tại cung Khôn.
- Các năm Tị - Ngọ - Mùi thuộc tam hội Hỏa cục, Bác sĩ đóng tại cung Càn.
- Các năm Thân - Dậu - Tuất thuộc tam hội Kim cục, Bác sĩ đóng tại cung Cấn.
Thuận hành như vậy miên miên bất tuyệt.
Lấy ví dụ năm Mậu tuất, thuộc tam hội Kim cục, tây phương. Tấu thư đóng tại cung Khôn (Tây nam), đối xung với Tấu thư chính là Bác sĩ tại cung Cấn (Đông bắc).
Lại lấy ví dụ năm Kỷ hợi, thuộc tam hội Thủy cục, bắc phương. Tấu thư đóng tại cung Càn (Tây bắc), đối xung với Tấu thư chính là Bác sĩ tại cung Tốn (Đông nam).
Ngoài ra phỏng theo thế.
Lượng Thiên Xích chú: "Có câu: Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ! tức là bậc thánh nhân, vương giả mặt nhìn về hướng nam để cai trị thiên hạ. Bởi vậy cung vua xưa kia đều được xây dựng quay về hướng nam cả. Theo luật thì phương nam thuộc Chu tước, hành Hỏa. Phương bắc thuộc Huyền vũ, hành Thủy. Phương đông thuộc Thanh long, hành Mộc. Phương tây thuộc Bạch hổ, hành kim. Vì Bác sĩ sơ khởi tại cung Tốn, cai quản minh đường của thiên tử nên nhà Dịch học Tào Chấn Khuê mới nói Bác sĩ là Hỏa thần vậy. Cũng là bởi Bác sĩ đứng ở phía trước bên trái, chiếm nơi minh đường Chu tước của Thái tuế nên mới có nghĩa lý như vậy.
Cũng theo lý trên, Tấu thư là thần đối xung với Bác sĩ, tất ở nơi Huyền vũ, phía sau Thái tuế nên Tào Chấn Khuê mới nói Tấu thư là Thủy thần vậy."
Nhà Dịch học Tào Chấn Khuê nói rằng: "Bác sĩ là Hỏa thần, cai quản minh đường của thiên tử, là vị thần của kỷ cương chính trị, thường đóng ở góc trái phía trước Thái tuế, không dám tự chuyên. Sơ khởi tại Tốn là minh đường vậy. Chỗ phương nó quản, có thể tiến cử người hiền năng, có ích cho đất nước."
Cũng giống như Tấu thư, Bác sĩ cũng căn cứ vào Thái tuế Tam hội cục để tính toán phương vị cai quản. Tuy nhiên phương vị của Bác sĩ thường đối xung với Tấu thư và ở phía trước bên trái Thái tuế. Cụ thể như sau:
- Các năm Hợi - Tý - Sửu thuộc tam hội Thủy cục, Bác sĩ đóng tại cung Tốn.
- Các năm Dần - Mão - Thìn thuộc tam hội Mộc cục, Bác sĩ đóng tại cung Khôn.
- Các năm Tị - Ngọ - Mùi thuộc tam hội Hỏa cục, Bác sĩ đóng tại cung Càn.
- Các năm Thân - Dậu - Tuất thuộc tam hội Kim cục, Bác sĩ đóng tại cung Cấn.
Thuận hành như vậy miên miên bất tuyệt.
Lấy ví dụ năm Mậu tuất, thuộc tam hội Kim cục, tây phương. Tấu thư đóng tại cung Khôn (Tây nam), đối xung với Tấu thư chính là Bác sĩ tại cung Cấn (Đông bắc).
Lại lấy ví dụ năm Kỷ hợi, thuộc tam hội Thủy cục, bắc phương. Tấu thư đóng tại cung Càn (Tây bắc), đối xung với Tấu thư chính là Bác sĩ tại cung Tốn (Đông nam).
Ngoài ra phỏng theo thế.
Lượng Thiên Xích chú: "Có câu: Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ! tức là bậc thánh nhân, vương giả mặt nhìn về hướng nam để cai trị thiên hạ. Bởi vậy cung vua xưa kia đều được xây dựng quay về hướng nam cả. Theo luật thì phương nam thuộc Chu tước, hành Hỏa. Phương bắc thuộc Huyền vũ, hành Thủy. Phương đông thuộc Thanh long, hành Mộc. Phương tây thuộc Bạch hổ, hành kim. Vì Bác sĩ sơ khởi tại cung Tốn, cai quản minh đường của thiên tử nên nhà Dịch học Tào Chấn Khuê mới nói Bác sĩ là Hỏa thần vậy. Cũng là bởi Bác sĩ đứng ở phía trước bên trái, chiếm nơi minh đường Chu tước của Thái tuế nên mới có nghĩa lý như vậy.
Cũng theo lý trên, Tấu thư là thần đối xung với Bác sĩ, tất ở nơi Huyền vũ, phía sau Thái tuế nên Tào Chấn Khuê mới nói Tấu thư là Thủy thần vậy."
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét