"Kham dư kinh" nói rằng: "Lực sĩ là ác thần của Tuế, chủ hình uy, nắm việc chết chóc. Chỗ phương nó ở không nên hướng đến, phạm vào khiến cho người bị dịch bệnh".
"Minh thời tổng yếu" nói rằng: "Tuế tại phương đông, Lực sĩ ở góc đông nam. Tuế tại phương nam, lực sĩ ở góc tây nam. Tuế tại phương tây, Lực sĩ ở góc tây bắc. Tuế tại phương bắc, Lực sĩ ở góc đông bắc".
Nhà Dịch học thời Tống là Tào Chấn Khuê nói rằng: "Lực sĩ là võ lâm quân hộ vệ thiên tử. Phương thường đóng ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua. Chỗ phương nó ở có thể ban chiếu cho các thần ở phương ấy, để chém kẻ có tội".
Lượng Thiên Xích chú: "Cũng giống như Tấu thư và Bác sĩ, Lực sĩ cũng được căn cứ vào Tam hội Thái tuế để tính toán phương vị bay tới.
Các năm Hợi, Tý, Sửu. Thái tuế thuộc tam hội Thủy cục, Lực sĩ đóng tại đông bắc.
Các năm Dần, Mão, Thìn. Thái tuế thuộc tam hội Mộc cục, Lực sĩ đóng tại đông nam.
Các năm Tị, Ngọ, Mùi. Thái tuế thuộc tam hội Hỏa cục, Lực sĩ đóng tại tây nam.
Các năm Thân, Dậu, Tuất. Thái tuế thuộc tam hội Kim cục. Lực sĩ đóng tại tây bắc.
Xét Lực sĩ là thần hộ vệ của Tuế, chủ về khí lực cương mãnh, thái quá. Bởi vậy được xếp vào hàng Võ tinh, trong ba năm liền chỉ đứng tại một phương vị, mang hàm ý hộ giá thiên tử nên không thể đối cự với Lực sĩ được. Xây nhà, tu sửa tại phương Lực sĩ quản sẽ có nguy cơ bị bệnh dịch khởi phát, tai nạn bất ngờ. Những nơi đang có giao tranh, đến năm Lực sĩ chiếu tới sẽ càng giao tranh ác liệt hơn, nên cần nghĩ bàn thấu đáo trước khi khởi sự vậy".
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét