Năm Giáp tại Dần, năm Ất tại Mão, năm Bính tại Tị, năm Đinh tại Ngọ, năm Mậu tại Tị, năm Kỷ tại Ngọ, năm Canh tại Thân, năm Tân tại Dậu, năm Nhâm tại Hợi, năm Quý tại Tý.
Xét Tuế lộc là phương Lâm quan của Tuế can. Căn cứ vào sự vượng suy của Ngũ hành, Lâm quan là thời đương thịnh, Đế vượng thì thái quá vậy. Vì thế Lộc mệnh gia lấy Lâm quan là Lộc mà Đế vượng là Nhẫn.
Ví dụ như năm Giáp, Ngũ hành là dương Mộc, khởi trường sinh ở Hợi. Thuận hành đến Lâm quan ở cung Dần, vì vậy Giáp lấy Dần làm Lộc.
Năm Ất, Ngũ hành là âm Mộc, khởi trường sinh ở Ngọ. Nghịch hành đến Lâm quan ở cung Mão, vì vậy Ất lấy Mão làm Lộc.
Các Can khác cứ vậy mà suy ra.
Lượng Thiên Xích chú: “Mười hai cung Trường sinh chỉ trạng thái hưng vong của vạn vật gồm Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Thì từ Trường sinh đến Đế vượng là cát vị. Từ Suy đến Dưỡng là hung vị. Trong đó thời Lâm quan là tối cát, khí thế đang lên phơi phới, thời Đế vượng là cực phẩm nên chuẩn bị đến thời Suy. Vì vậy mới lấy Lâm quan làm Lộc vị vậy. Trong mười hai địa chi thì chỉ có Tý, Dần, Mão, Tị, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi là nơi Tuế lộc lâm vào, còn Sửu Mùi là nơi âm dương phân giới, Thìn Tuất là đất Thiên la và Địa võng, là những nơi Lộc không chiếu tới vậy.
Các môn thuật số nghiên cứu về địa lý và nhân mệnh đều rất coi trọng Tuế lộc. Tùy từng môn mà có cách gọi khác nhau như Thiên lộc, Lộc tồn... Song nguyên lý đều là một. Đồng thời phân chia ra lộc của năm gọi là Tuế lộc, lộc của ngày gọi là Nhật lộc. Trong hệ thống tính toán Thần sát thì các Nguyệt thần đều dùng địa chi để tính toán, vì vậy không có lệ về Nguyệt lộc vậy.”
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét