NGUYÊN LÝ TRẤN YẾM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
I - NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.
I - 2: Tính tương tác của Trấn yểm trong Phong Thủy Lạc Việt.
Phần trên tôi đã xác định với anh chị em rằng: Khi ta thay đổi bằng cách thêm, hoặc bớt vào một vật thể nào đó thì nó sẽ làm thay đổi bản chất, hoặc thay đổi cục bộ tính chất của vật thể đó. Đây là một tiên đề mặc nhiên thừa nhận và không cần phải chứng minh. Từ đó chúng ta dễ dàng suy luận ra rằng: Cùng một công năng là nhà ở thì hình thể nhà (Hình lý khí) khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau với con người trong nhà. Cấu trúc ngăn phòng khác nhau sẽ tác động khác (Cấu trúc hình thể)....v.v....Như vậy, việc Trấn và Yểm trong căn nhà sẽ mang lại tính tương tác khác nhau. Nhưng tôi luôn nhắc nhở anh chị em một nguyên lý xuyên suốt là:Nếu như không bảo đàm sự sung mãn về "Khí" (Dù tốt hay xấu) thì mọi chiêu thức sẽ không có tác dụng.Điều này nó sẽ giống như sự so sánh giữa một căn nhà rất chuẩn về mọi tiêu chí của phong thủy với một cái nhà cực xấu theo tiêu chí đó, nhưng xây ở sa mạc vậy. Tất nhiên tính năng của chúng sẽ như nhau: Chẳng ai ở cả.Từ đó chúng ta sẽ nhận thức được rằng: "Khí" chính là môi trường tương tác quan trọng trong vũ trụ. Không có "Khí" sẽ không có tương tác vật chất, trong điều kiện vật chất hình thành.Bởi vậy, tính ưu việt của Phong Thủy Lạc Việt chính là sự quán xét về Khí.Như vậy- Mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện những phương pháp Phong thủy phải bắt đầu từ sự quán xét về Khí trong điều kiện môi trường.Đây là tiêu chí đầu tiên đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện phương pháp phong thủy.1 - 3: Tính tương tác và chuyển hóa của Âm Dương khí.Chúng ta đã thống nhất về khái niệm Âm Dương với những nguyên lý của nó. Tôi nhắc lại và giảng kỹ thêm ở đây.Âm Dương là một khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - miêu tả bản chất của sự vật, sự việc trong toàn cõi vũ trụ này từ sau Thái cực. Bởi vậy mọi nguyên lý liên quan đến Âm Dương phải nhất quán và không mâu thuẫn với chính nó.* Dương trước Âm sau.Đây là nguyên lý xuyên suốt từ sự hình thành vũ trụ: Thái Cực có trước - và chí Tịnh so với động Âm sau đó. Khi động Âm ra đời thì Thái Cực - do tính đối đãi - nằm trong phạm trù Dương. Do đó, Dương trước là một nhận thức xuyên suốt trở thành nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự tiến hóa của nó về sau.* Dương tịnh Âm động.Đây là nguyên lý xuyên suốt từ sự hình thành vũ trụ: Thái Cực có trước - và chí Tịnh so với động Âm sau đó. Khi động Âm ra đời thì Thái Cực nằm trong phạm trù Dương. Do đó, Dương tịnh là căn cứ sự chí Tịnh có trước của Thái cực so với động Âm ra đời sau đó. Khi vũ trụ hình thành thì sự so sánh động tịnh chỉ mang tính tương đối. Đây là một nhận thức thực tế xuyên suốt trở thành nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự tiến hóa của nó về sau. Quan niệm sai lầm từ cổ thư chữ Hán cho rằng "Âm tịnh Dương động" mâu thuẫn với trạng thái khởi nguyên và bắt đầu hình thành vũ trụ. Tức là sự liên quan đến tính chí Tịnh của Thái cực và cái động Âm ra đời sau đó. Chính vì sai lầm rất căn bản này mà nền văn minh Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành từ hàng ngàn năm qua. Họ không thể tìm hiểu được bản chất của Thái cực. Ngay cả Chu Hy một triết gia và là nhà Lý học nổi tiếng Trung Hoa cũng rất mơ hồ về khái niệm Thái cực.* Âm thuận tùng Dương.Đây là hệ quả của nguyên lý mang tính minh triết là "Dương trước Âm sau". Bởi vậy, tính chất của Âm sau phụ thuộc vào tính chất của Dương trước. Nguyên lý này ứng dụng trong mọi lĩnh vực, kể cả giáo dục, ứng xử trong xã hội. "Tôn trọng người lớn tuổi" "Vợ thuận theo chồng", "Con cái nghe lời cha mẹ"....là sự ứng dụng nguyên lý này. Trong phong Thủy Lạc Việt - Nguyên lý chọn người lớn tuổi, hoặc bậc phụ huynh, bất luận nam nữ, cùng huyết thống để xác định trạch mệnh cũng căn cứ theo nguyên lý này.Ngoài ra còn nhiều nguyên lý khác, tôi sẽ giảng lần lượt trong sự ứng dụng cụ thể, hoặc anh chị em sưu tầm trong các bài viết của tôi, hay những tư liệu liên quan đưa vào quán cafe tôi sẽ giải thích.Trong bài giảng này, liên quan đến sự chuyển hóa Âm Dương và tính tương tác của nó ứng dụng trong phong thủy, tôi đưa vào bài này và giải thích những nguyên lý sau đây:- Cô Âm, cô Dương, hay Âm Dương bất tương giao.Cô Âm cô Dương là một khái niệm ứng dụng và nó chỉ có trong thực tế ứng dụng mang tính qui ước. Trong đại vũ trụ không có cô âm, cô dương. Nó tương tự với một ví dụ sau đây:Trên sa mạc thì không có sinh khí nên mọi ứng dụng phong thủy liên quan đến con người không dùng được. Nhưng vấn đề không có sinh khí này chỉ liên quan vì không thích hợp với con người - đối tượng của khoa phong thủy - chứ không phải nó không có khí của nó. Sa mạc là một điển hình của cô dương và Âm khí cạn kiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét