HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
Anh chị em thân mến.
Huyền Không Lạc Việt là tên gọi chính thức của bộ môn Huyền không trong khoa Phong Thủy Lạc Việt. Đó là một trong những yếu tố tương tác lên cuộc sống của con người thông qua ngôi nhà được phục hồi từ một mảng còn sót lại bị Hán hóa của nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Khoa Huyền không phong thủy Lạc Việt là một khoa trong bộ môn Phong Thủy Lạc Việt, có hệ hiểu hiện và những tiêu chí riêng so với nhưng khoa khác trong hệ thống Phong thủy Lạc Việt. Trong Huyền Không Lạc Việt sự vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời được qui ước biểu kiến thành các sao gọi là Cửu Tinh phi cung. Gồm: Nhất Bạch - Nhị Hắc - Tam Bích - Tứ Lục - Ngũ Hoàng - Lục Bạch - Thất Xích - Bát Bạch và Cửu Tử. Qui luật phi tinh trên cửu cung của các sao này tức đường đi biểu kiến của nó trên cửu cung gọi là "Lường Thiên Xích ". Cổ thư cho rằng:
" Vòng Lường thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch) ".
Bởi vậy, thông thạo về Huyền không Lạc Việt anh chị em có thể căn cứ vào quy luật tương tác của Huyền Không lạc Việt phối hợp với các quy luật tương tác khác của Lý học nói chung, hoặc phong thủy Lạc Việt nói riêng mà dự báo trên từ thời tiết, thiên nhiên, xã hội và con người. Những di sản còn lại của môn Huyền Không qua các bản văn chữ Hán hoàn toàn rất hạn chế khi ứng dụng khả năng này vì tính thất truyền và sai lệch của nó. Trong bản văn chữ Hán, Huyền không phong thủy được coi là sự sáng tạo của Tưởng Kính Hồng vào cuối đời Minh - Thanh và hoàn tất vào cuối nhà Thanh do Thẩm Trức Nhưng soạn thảo. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Mệnh cung trong Bát trạch chính là hiện tương phi tinh của Huyền Không lấy sao nhập trung trong năm làm mệnh chủ. Nam là Dương phi nghịch là Âm, Nữ là Âm phi thuận là Dương. Có khác nhau chăng chỉ là Phong Thủy Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ còn phong thủy qua bản văn chữ Hán phi tinh trên Lạc Thư. Đó là lý do người mệnh Ly/ Đoài phải đổi chỗ cho nhau giữa Bát trạch Việt và bát trạch theo bản văn chữ Hán. Nhưng bộ môn Bát trạch theo bản văn chữ Hán lại do Hoàng Thừa Ngạn phát minh vào thế kỷ thứ II BC, mà Huyền không theo bản văn chữ Hán lại do Tưởng Kính Hồng phát minh sớm nhất vào thế kỷ XV AC. Như vậy, tri thức thành quả có sau - Phi tinh huyền không - lại là tiền đề, nguyên lý cho cái có trước nó cả 1700 năm - Mệnh cung Bát trách? Đây là điều hoàn toàn phi lý. Bởi vậy, hiện tượng này, một lần nữa xác định rằng: Phong thủy chính là một khoa học hoàn chính, nhất quán có tính hệ thống có cội nguồn từ nền văn minh Lạc Việt, khi sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử và đã bị Hán hóa. Chính qúa trình Hán hóa và sự ngộ nhận dịch giả thành tác giả, nên thuận tự thời gian trong lịch sử xuất hiện trong văn minh Hán đã làm nó trở nên mâu thuẫn , lộn xộn về cả mặt lịch sử hính thành với nội dung trở thành huyền bí, khó hiểu do thất truyền, sai lạc. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Các phương pháp ứng dụng trong khoa Huyền Không chính là một hệ biểu hiện mô tả sự tương tác của các hành tinh trong hệ mặt trời với địa cầu và là một trong bốn yếu tố tương tác trong phong thủy. Khái niệm Huyền Không trong sự khong phú của tiếng Việt có nghĩa là Không gian đen. Để mô tả màu đen với các trạng thái khác nhau tiếng Việt có nhiều từ: a/ Huyền: Màu đen nhưng trong, sâu thẳm. Mắt huyền, hạt huyền.... b/ Mun: Màu đen nhưng bóng. c/ Hắc: Màu đen nhưng thô. d/ Ô: Đen nhưng không hoàn toàn thô. e/ Mực: Đen, tối nhưng không thật đen... Như vậy, từ Huyền Không mô tả màu đen, trong của không gian sâu thẳm. Đó chính là môi trường vận động của các hành tinh. Tất nhiên các hành tinh đó vận động một cách có quy luật và được tổng hợp và mô tả trong phương pháp của khoa Huyền Không Phong thủy. Tôi đã chứng minh với anh chị em rằng: Chính Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt là hệ biểu hiện có tính nguyên lý căn để của mọi phương pháp ứng dụng trong hệ thống học thuật cổ Đông phương và khoa Huyền không Lạc Việt cũng sử dụng một cách nhất quán trong tính hệ thống của nguyên lý căn để này.
Đây cũng chính là sự khác biệt căn bản và là sự xác định của Phong Thủy Lạc Việt. Về phương pháp phi tinh không có thay đổi giữa Huyền Không Lạc Việt và Huyền không tử bản văn chứ Hán và không gian quy ước cũng là Cửu cung.
Đọc thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét