Cá trê hầm đậu đen khắc phục tình trạng suy giảm tình dục
Theo các nhà dinh dưỡng, cháo cá trê hầm đậu đen có tác dụng bổ thận, bổ gan, bổ máu; điều hoà kinh nguyệt do gan, thận suy nên hay đi đái đêm và nhất là chống suy giảm tình dục.
Cá trê có tên khoa học là Clarias fuscus, là loài cá nước ngọt. Mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu.
Để nấu món cháo này, cá trê một con lớn làm sạch, giữ đầu, bỏ mang và để ráo nước rồi ướp với bột nêm, tiêu bột, gừng giã nát cho thấm. Đậu đen 40g ngâm nước 4 – 5 giờ rồi vớt ra để ráo.
Phi dầu ăn với tỏi, gừng cho thơm, cho cá trê vào đảo vài lần, tiếp đến cho nước sôi để nguội và đậu đen (đã ngâm) vào nấu cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong một giờ cho nhừ đậu và cá.
Trước khi nhắc xuống, cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm một ít rau thơm như ngổ điếc, ngò tây… Món này ăn nóng, mỗi tuần ăn ba lần vừa có dinh dưỡng vừa phòng chống suy giảm tình dục, nhất là cho người lớn tuổi.
THEO CÁC NHÀ DINH DƯỠNG: Trong 100g thịt cá trê có 16,5g protid; 11,9g lipid; 20mg Ca; 21mg P; 1mg sắt; 0,1mg vitamin B1; 0,04mg B2. 1.4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo.
Theo đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da dẻ hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái. Đặc biệt, ăn thường xuyên cá trê khắc phục được chứng suy giảm tình dục, nhất là với người cao tuổi.
Đậu đen có chứa albumin, sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng axít amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... Theo đông y, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết, chữa được cước khí, bồi bổ cơ thể, làm đẹp nhan sắc...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét