BÀI 8 BÁT TRẠCH LẠC VIỆT


BÁT TRẠCH LẠC VIỆT



Như đã trình bày ở trên: Phương pháp Bát trạch là một trong bốn yếu tố tương tác quan trọng tác động đến ngôi gia và con người ở trong ngôi gia đó. Phương pháp Bát trạch tương đối phổ biến trong ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng, sửa chữa phong thủy ngôi gia.
Bởi vậy, phuơng pháp ứng dụng Bát trạch Lạc Việt được giảng đầu tiên trong Phong thủy Lạc Việt, không những vì tính phổ biến của nó mà còn là vì tính căn bản của tri thức phong thủy.

I - PHÂN CUNG TRONG BÁT TRẠCH

Phương pháp Bát trạch là một trong những phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt. Phương pháp Bát trạch nhằm ứng dụng sự tương tác giữa các phương vị trong phong thủy liên quan đến con người, thông qua cấu trúc nhà. Trên cơ sở đã định tâm nhà và gia thổ trong Bát trạch.
Bắt đầu từ tâm nhà hoặc gia thổ mnà chúng ta đã xác định ở trên, người ta chia mặt phẳng tỷ lệ diện tích làm 8 phương vị theo Bát trạch là:

1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; 

Quái Khảmquản.
2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấnquản.
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. 
Quái Chấnquản.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.
Quái Khônquản.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.
Quái Lyquản.
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ.
Quái Tốnquản .
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. 
Quái Đoàiquản.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. 
Quái Cànquản.


Trong 8 phương vị trên đây - gọi là Bát Trạch - lại phân biệt làm hai loại là Tây Tứ trạch và Đông tứ trạch.


I - 1: Đông trạch gồm 4 trạch sau:

KHẢM - CHẤN - LY - TỐN

Tức là gồm:
Chính Bắc - Chính Đông - Chính Nam và Tây Nam

I - 2: Tây trạch gồm 4 trạch sau: 

ĐOÀI - CÀN - CẤN - KHÔN

Tức là gồm:
Chính Tây - Tây Bắc - Đông Bắc và Đông Nam
Xin xem hình minh họa dưới đây:


Đọc thêm
Share:

BÀI 7 TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT


TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT



I - Khái niệm trạch trong Phong Thủy Lạc Việt

"Trạch" là một danh từ thuần Việt, nó xuất phát từ danh từ chỉ con "trạch" là một động vật lưỡng thê cùng loài với "lươn" trong ngôn ngữ Việt. Con trạch gần giống con lươn nhưng có vây trên lưng và bụng, sống trong bùn, sình lầy. Tất nhiên, đã là một sinh vật thì phải có đầu và có đuôi. Từ "trạch" trong ngôn ngữ dân gian Việt ngoài dùng trong Phong Thủy còn để chỉ bờ đất đắp thêm trên mặt đê, trên mặt bờ mương, khi cần tăng cường độ cao chống lũ hoặc ngăn nước. Bờ đất này, ông cha ta gọi là "đắp con trạch". Khái niệm con trạch trên đê và bờ mương là dùng hình tượng của con trạch sinh vật trong tự nhiên theo ngôn ngữ Việt. Con trạch trên mặt đê và mương tuy không có đầu, đuôi, nhưng nó định hướng theo thế đất uốn lượn của bờ mương hoặc đê. Trong phong thủy, không phải chỉ có từ "trạch" có gốc Việt mà còn nhiều thuật ngữ khác có gốc Việt cổ. Thí dụ như khi nói về thế đất dựng nhà có câu "Tiền cái, hậu đê". Tức là : Mặt trước rộng rãi (Cái), mặt sau cao. Từ "cái" là từ thuần Việt chỉ sự bắt đầu, tính bao trùm, như "Bố Cái đại vương", nhà "cái", cầm "cái" (Trong cờ bạc). Từ "cái" trong ngôn ngữ Việt cận - hiện đại còn chỉ người nữ. Hiện vẫn có địa phương và vùng nông thôn Bắc Việt đang dùng . Như - thay vì gọi cô Thoa - người ta có thể gọi: "Cái Thoa". Tương tự như vậy, từ "trạch" là dấu tích ngôn ngữ Việt cổ trong Phong thủy bị Hán hóa.

Như vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm "trạch" liên quan đến thế đất sở hữu trong phong thủy để định hướng cho thế đất đó. Tương tự khái niệm "con trạch" trong việc trị thủy của nền nông nghiệp Việt cổ. Vậy trạch nhà là gì?



Căn cứ theo ngôn ngữ Việt về khái niệm trạch đã dẫn chứng ở trên - thì - Trạch nhà chính là đường biểu kiến nối trước và sau nhà. Con trạch thì phải có đầu có đuôi. Phía trước nhà (Được định vị bởi ranh phái trước có vị trí tọa của cửa chính , nhưng không phải hướng cửa chính) chính là đầu trạch, sau nhà chính là đuôi con trạch theo khái niệm chỉ "con trạch" của ông cha ta để lại. Chính vì sách Hán không thể chỉ rõ điều này (Do khác biệt về âm ngữ giữa tiếng Việt và Hán trong quá trình Hán hóa nền văn minh Việt), nên mới có sự mâu thuẫn nghiêm trong ngay từ khái niệm cơ bản trong Phong Thủy.

* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại - nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:

Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt được định nghĩa chính thức là: Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.

II - Minh họa trạch nhà trong một số thế đất.


Thực chất trạch nhà là một khái niệm tuy cụ thể theo định nghĩa, nhưng để xác định trạch nhà trên thực tế thì lại rất trừu tượng. Chúng ta phải dùng tư duy trừu tượng để ý niệm về trạch nhà - theo sát định nghĩa về trạch nói trên - trong những trường hợp cụ thể phức tạp.

Những hình minh họa sau đây cho anh chị em một khái niệm về trạch nhà





Đọc thêm
Share:

BÀI 6 KHÁI NIỆM SƠN, HƯỚNG VÀ TỌA


KHÁI NIỆM SƠN, HƯỚNG VÀ TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT



Trịnh Phong
Như anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có nhận xét: Khoa Phong Thủy vốn được xem là khởi thủy tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, chỉ là những mảnh vụn ít nhiều được hoàn chỉnh cục bộ, nên không gắn bó với nhau và còn mâu thuẫn nhau.
I - Dẫn nhập
Suy nghĩ về khái niệm "Trạch" trong Dương Trạch

Xét riêng môn Bát Trạch, ta thấy các khái niệm chính được đưa ra không kèm theo một định nghĩa nhất quán và do đó đã đưa đến những quan niệm trái ngược về Tả, Hữu, Sơn, Hướng, Trạch mệnh... Sau khi căn cứ vào biến quái và quan hệ sinh khắc để định Bát Trạch du niên, người ta căn cứ vào vị trí các cung cát hung để quy ra Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch phối hợp với Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh từ 8 Quái mệnh. Cách định danh Trạch không được quy định chặt chẽ nên sách này theo Hướng, sách kia theo Sơn. Người học theo sách phối hợp Trạch và Mệnh quái không biết thế nào là đúng.

Với quan điểm Âm trạch có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ cháu con trong khi Dương trạch chẳng qua chỉ thích nghi với một chủ gia đình, Khoa Phong Thủy Dương trạch hẳn chỉ là phần ngọn của trái núi băng mà thôi. Vì người ta cho rằng khoa Âm Trạch dựa trên những đặc tính đảo chiều của Dương Trạch, nên khó tin rằng Phong Thủy Âm Trạch có mức độ lý luận hoàn hảo hơn Phong Thủy của Dương Trạch.

Có lẽ Phong Thủy – như nhiều người đã khẳng định – là một thuật quý tộc, ban đầu chỉ dành cho vua chúa và giới thượng lưu sử dụng. Những tầng lớp này dùng PT để chọn đất làm kinh đô, xây thành lũy, đền đài, cung điện và dinh thự. Những công trình này bao giờ cũng có hình dáng có thể quy về hình vuông, có tỷ lệ diện tích xây dựng trên chiều dài tường bao thuận lợi hơn cả. Những công trình này đặc biệt thích hợp cho việc áp dụng các quan hệ Bát quái đơn thuần hoặc các quy tắc của thuật Bát Trạch.

Những tác giả sau này của giới Phong Thủy Trung Quốc cũng nhận thấy những nhược điểm trong hệ thống lý thuyết của Phong Thủy, nhất là của Bát Trạch nên họ cố gắng đưa ra những định nghĩa cho các khái niệm chủ yếu của Phong Thủy nói chung và Bát Trạch nói riêng như Eva Wong, Joey Yap... Sau tham khảo những tư liệu của họ. Tôi có suy luận sau, có thể anh em cùng tham khảo, chỉnh lý.

Xuất xứ của Sơn và Hướng

Có tác giả đưa ra nhận định rằng, người xưa khi chọn chỗ xây nhà thường dựa trên quan điểm ghế bành, tức là phải có Sơn để tựa lưng và hai bên Tả Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa lưng vào gò, núi nên mới có từ Sơn chỉ lưng nhà, chứng tỏ những người lập ra môn Phong Thủy vốn sinh sống ở vùng nhiều núi, như Nam Trung Quốc ngày nay. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể hiện trong thuật tác chiến, tự vệ. Như Hồ Dzếnh đã nói đến trong tác phẩm của ông, cho đến giữa thế kỷ trước TQ có hai loại người chính, một loại làm lụng kiếm ăn còn loại kia chuyên đi ăn cướp. Nếu lập một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn cho người trong nhà. Như vậy, chắc chắn sẽ có những học giả hoặc những người ứng dụng Phong Thủy xuất phát từ thực tế đi chọn đất làm nhà mà xem Sơn quan trọng hơn Hướng.

Nếu những dân tộc du mục trên thảo nguyên lập ra môn Phong Thủy, chắc sẽ không có danh từ Sơn. Ta có thể tin rằng họ sẽ xem Hướng quan trọng hơn vì phải bố trí cửa lều thích hợp tránh ảnh hưởng gió mạnh. Nếu Phong Thủy là một học thuật ứng dụng được trên toàn cầu, nó sẽ phải trút bỏ những giới hạn gây ra bởi ngôn ngữ như từ Sơn... hoặc những ảnh hưởng mang tính thực dụng phụ thuộc vào địa phương, khu vực văn hóa...

Xác định Hướng

Theo nhiều tác giả và hợp với suy luận, Hướng hậu và Hướng tiền gọi chung là Hướng nhà phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm nhà. Xác định được Hướng tiền sẽ biết Hướng hậu.
Xuất phát từ một căn nhà tiêu chuẩn hình vuông, Hướng nhà sẽ đi qua điểm giữa cạnh trước và cạnh sau của nhà.

Ở đây lại nẩy ra một khái niệm mới: Trước (và Sau), thế nào là Trước.
Nếu ta quan niệm một người ngồi mặt, ngực, bụng bao giờ cũng hướng về phía trước thì một cái nhà chắc cũng không thể khác. Nếu Hướng chính là phía mắt ta nhìn tới thì một căn nhà có chiều dài áp sát một minh đường rộng rãi như bãi đá bóng chẳng hạn, ta cũng không thể theo "Thẩm thị Huyền Không học“ mà quyết định rằng đó chính là mặt trước của nhà nếu như bờ tường nhà phía này không có cửa sổ hoặc ít hơn hẳn so với các bờ tường phía khác. Đó là vì căn nhà ấy đang hướng về phía khác thông qua những cặp mắt cửa sổ của nó. Một cửa ra vào có thể thường xuyên đóng kín, nhưng các cửa sổ đưa ánh sáng, không khí vào nhà không mấy khi bị bịt kín.

Phong Thủy quan tâm đến Khí, phía tường có nhiều cửa sổ có lẽ là phía tiếp nhận Khí chính của căn nhà. Người ta nói nhiều về thuộc tính của Khí. Kinh nghiệm cũng ít nhiều chứng minh là khi một vật nhọn (tập trung ác khí) chĩa thẳng vào cửa sổ nguy hiểm với người trong nhà hơn là khi nó chĩa vào một bờ tường kín. Ngược lại, một cái cửa ra vào trổ rất đúng cát hướng nhưng nhìn vào bờ tường hàng xóm ở cự ly 1,5 thước thì cái Cát ấy cũng bằng không.

Các ngôi nhà, căn hộ trong thực tế có nhiều hình nhiều dạng, có lẽ trực quan người làm Phong Thủy có kinh nghiệm sẽ nhận ra được đâu là Hướng nhà thực sự. Cũng theo quan điểm đã trình bầy trên, Hướng tiền sẽ có ảnh hưởng chính yếu.

Thực ra, để tránh những xung đột của hai cách định danh Hai dạng cư xá theo Hướng hoặc theo Sơn ta chỉ cần hiểu các khái niệm Đông Tứ Gia, Tây Tứ Gia căn cứ vào hai nhóm chính phân bố các cung Cát, Hung của Nhà ở và của Mệnh để phối hợp sao cho hợp lý là đủ.
Điều quan trọng ở đây là phải xác định được Hướng hậu (Sơn) hay Hướng tiền (Hướng), yếu tố nào có tác dụng mạnh hơn đối với con người cư ngụ trong căn nhà hay căn hộ đó.

Trạch là gì?

Theo Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Trạch có nhiều nghĩa trong đó có một cách viết chữ Trạch mang nghĩa là nhà ở, mồ mả. Từ đó có các từ ghép như trạch-khoán là khế ước bán nhà, trạch-ưu là nỗi buồn trong nhà. Danh từ đặc trưng cho nhà ở chắc phải ra đời ít nhất là khi người ta thôi ở hang và biết cất lều để cư trú. Do đó, nếu người Tàu không có từ nào thông dụng hơn từ Trạch để chỉ nhà ở bình thường /(TP không sành Hán tự )/ thì chắc khó thể chứng minh từ Trạch xuất xứ từ tiếng Việt cổ.

Phong Thủy Lạc Việt đưa ra khái niệm Trạch – như anh Thiên Sứ đã giải thích – khái niệm này không thể lẫn lộn với khái niệm Trạch trong từ Bát Trạch nói trên, vì khái niệm Bát Trạch này được xác định dựa vào Hướng hậu (Sơn) hoặc Hướng tiền (Hướng) của một ngôi nhà.
Vì khái niệm Trạch trong Phong Thủy Lạc Việt có tương quan với long mạch, tức là mang yếu tố đường truyền dẫn Khí.Nên ta có thể có nhận xét là:
Trạch của một căn nhà là phần nối tiếp của một chi (nhánh) dẫn Khí xuất phát từ một nguồn Khí nhất định.

Do Khí tồn tại trong Hình, có những hình thể hiện Khí tụ, ngược lại những con đường là mạch khí vận hành định hướng. Ngõ vào nhà xuất phát từ một con đường xa lộ chắc chắn không thu được Khí tốt như khi xuất phát từ một khu vực tụ Khí. Với suy luận như vậy, Trạch sẽ là một thứ Khí mạch từ xa tới đi qua cửa chính của ngôi nhà và ra khỏi cửa thoái khí trở về với tự nhiên - như anh Thiên Sứ cho rằng: Thiết kế nhà nên tránh hiện tượng bế khí. Nếu vậy Trạch sẽ là con đường thuận tiện nhất để Khí sau khi qua cửa vào trong nhà tìm cửa Thoái khí mà ra ngoài. Nếu nhận xét này là hợp lý ta sẽ thấy nên bố trí nội thất sao cho Khí qua cửa chính đi vào trong nhà có thể qua hết các khu vực sinh hoạt chính để trục hết tà khí đi rồi mới ra ngoài trời. Nhận xét này ít nhất cũng hợp lý ở kinh nghiệm phong thủy, tránh không để cửa ra vào cùng các cửa trong và cửa sổ tường hậu hay cửa hậu thông nhau trên một đường thẳng là đường Khí đi ngắn nhất (Những tai hại xẩy ra không phải chỉ thuần túy vì gió lồng).

Trong một cuốn sách Phong Thủy, tác giả tuy không nên khái niệm Trạch, nhưng nhấn mạnh việc phải bố trí Khí khẩu sao cho Khí vào nhà không lưu thông với tốc độ quá cao không chỉ gây gió lồng ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây các thiệt hại tài lộc khác. Tác giả đề nghị nên bố trí để dòng khí lưu thông được dễ dàng lần lượt qua các khu vực chính trong nhà. Một cuốn sách khác nhấn mạnh rằng , đối với một tòa nhà thì xét Hướng tiền là quan trọng, nhưng trong nhà phải xét Khí khẩu theo Bát quái du niên, vì phải chú ý đến đường khí lưu chuyển.

Nhiều nhà tuy có cửa chính, nhưng phần lớn thời gian trong ngày chỉ dùng cửa phụ. Như vậy Trạch của họ chỉ mang tính lý thuyết. Khi xét cụ thể có lẽ phải xét Trạch của cửa phụ. Cũng qua cách suy luận trên đây ta phải đi đến kết luận là dù Trạch được bố trí tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không có nguồn Khí dồi dào nuôi cho thì cũng chỉ là Trạch giả. Thí dụ một căn nhà nhà cao cửa lớn nhưng lối vào phải lách qua mấy cái ngõ nhỏ xuyên qua sân nhà khác. Như vậy ý nghĩa của Trạch theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt không thể tách rời Hình Lý Khí của mội trường kiến trúc.

Trịnh Phong 

-------------------------------* Anh Trịnh Phong là học viên Phong Thủy Lạc Việt khóa I
Bài viết trên cho chúng ta một ý niệm về tính thiếu nhất quán trên thực tế trong ứng dụng phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Đây cũng chính là lý do mà người ta khó có thể hệ thống hóa để dạy môn phong thủy một cách có bài bản, có hệ thống trong một trường chính quy. Tôi khẳng định rằng: Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới có đầy đủ tính hệ thống, nhất quán để truyền đạt kiến thức một cách chính quy với sự ứng dụng hiệu quả. Vậy những khái niệm này trong Phong thủy Lạc Việt là gì và căn cứ vào đâu để định nghĩa những khái niệm này? 
II – Hướng trong Phong thủy Lạc Việt 

Như bài trên chúng tôi đã trình bày: Bản chất của Phong thủy là ứng dụng tính tương tác có quy luật của môi trường lên cuộc sống con người trong ngôi nhà của họ. Vậy ngôi nhà phải là trọng tâm để xác định hướng với môi trường xung quanh. Hay nói cách khác: Ngôi nhà và con người trong nhà chính là mục đích quán xét những tương tác của môi trường. Vậy hướng chính là hướng tương tác chủ yếu tới ngôi nhà và con người trong nhà. Qua đó, nếu căn nhà quay mặt về hướng nào thì đó chính là hướng tương tác chủ yếu tác động đến căn nhà của chúng ta. Từ thực tế này, Phong thủy Lạc Việt qui định rằng:Hướng của căn nhà chính là hướng mặt tiền nhà – tức là hướng cửa chính của ngôi nhà - quay về hướng đó của la bàn – tính từ trong nhà ra phía ngoài.

Khái niệm này căn cứ vào vị trí của Cung quái bản mệnh gia chủ được đặt tại trung cung. Hướng tức là hướng nhìn của Bản mệnh quái ra phía trước cửa. Khái niệm này hoàn toàn không thay đổi so với quan niệm phổ thông.

Thí dụ: Mặt tiền nhà và cửa quay về hướng Đông thì gọi là nhà hướng Đông.III – Sơn trong Phong Thủy Lạc Việt 
Trong Phong thủy có hai khái niệm về sơn.III – 1: Khái niệm thứ nhất:
Hướng của lưng nhà gọi là sơn (“Tọa sơn, hướng Thủy”). Trong bài này, chúng ta xét khái niệm này.III – 2: Khái niệm thứ hai:
Sơn là một đơn vị tính phương vị trên la kinh (Sẽ được giảng sau này).

Như vậy sơn theo khái niệm thứ nhất trong Phong Thủy Lạc Việt căn cứ thực tế là ranh phiá trước chính là mặt tiền nhà, thì ranh phía sau chính là sau lưng nhà. Trước và sau, tả, hữu (Phải, trái) được xác định bởi vị trí trung tâm. Bởi vậy phải là đường đi từ mặt trước, qua tâm nhà ra mặt sau.Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.




Đọc thêm
Share:

BÀI 5 MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỊNH TÂM TRONG PHONG THỦY

MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT TRONG PHONG THỦY


I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy. 

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.

Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy thừa nhận.
Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng trong phong thủy.
Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác.
Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ.
Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy. Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.

Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY CỔ.
II - 1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ. 


Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong phong thủy từ trước đến nay.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:a/ Nguồn tham khảo 1:
Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng

"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm





Đọc thêm
Share:

BÀI 4 ĐỊNH TÂM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT PHẦN 2


ĐỊNH TÂM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Phương pháp này do Kiến trúc sư Phạm Cương trình bày trong khóa I Phong Thủy Lạc Việt. Ứng dụng phương pháp này chúng ta sẽ có một cách định tâm nhanh hơn và giản lược nhiều sự tính toán. Phương pháp này chia một hình bất kỳ thành hai hình kỳ hà theo hai cách khác nhau. Khi chia lần thứ nhất ta được đường nối tâm của hai hình theo cách chia thứ nhất. Khi chia lần thứ hai ta có đường nối tâm của hai hình theo cách chia thứ hai. Đường nối tâm của hai cách chia chính là tâm hình định tìm.
Chúng ta quán xét hình dưới đây và ứng dụng phương pháp định tâm này.
Đây là hình một Cty đã từng được làm phong thủy và vẽ theo tỷ lệ với các kích thước sau:



Đọc thêm
Share:

BÀI 4 ĐỊNH TÂM NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

ĐỊNH TÂM NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Mục đích của định tâm nhà

Phương pháp xác định trọng tâm trong Phong thuỷ - cũng như trong các phương pháp tiên tri - là cực kỳ quan trọng và làviệc đầu tiên phải làm. Bởi vì, xác định trọng tâm chính là xác định vị trí trong không gian của vật chịu tương tác trong phong thuỷ vàcác yếu tố tương tác liên quan qua phương vị trong phong thủy; hoặc sự kiện cần tiên tri.

Trong tiên tri, để định vị phương hướng xảy ra sự kiện, thì tâm chính là vị trí nơi ở của nhà tiên tri - nếu sự kiện tiên tri xảy ra trong nước. Nếu ở ngoài nước thì chính là thủ đô của quốc gia mà nhà tiên tri đó cư ngụ. Đây là phương pháp của tôi đề xướng và đã được ứng dụng có hiệu quả vì tính hợp lý và khoa học của nó. Phương pháp này cho đến nay đã được những nhà nghiên cứu lý số thừa nhận. Vậy trong phong thuỷ thì sự xác định vị trí tâm nhà là yếu tố cực kỳ quan trong. Vì trong phong thuỷ sự tương tác từ không gian sẽ cần đến vị trí đúng trong không gian của vật chịu tương tác. Bởi vậy, định được tâm nhà sẽ là cơ sở cho việc phân cung điểm hương trong các phương pháp ứng dụng của phong thủy lên ngôi gia. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường. Đó cũng là lý do mà tôi dành hẳn một bài riêng về vấn đề này.II - Các phương pháp định tâm nhà trong phong thủy phi Lạc Việt từ xưa đến nay
Nhưng trong tất cả các sách vở về Phong Thuỷ lưu truyền từ xưa cho đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những lý thuyết căn bản của phong thuỷ Lạc Việt và phần nữa tôi cho rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông Phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định. Nhưng khi cuộc sống hiện đại ở các đô thi phát triển thì các căn hộ có hỉnh thể phức tạp và nhiều tầng. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấư trúc cổ, đã khiến các phong thuỷ gia lúng túng về phương pháp ứng dụng. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại chính là vấn đề định tâm nhà và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).





Đọc thêm
Share:

BÀI 3 NHẬP MÔN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG


NHẬP MÔN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG



Bài này dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu lý học Đông phương như Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất, Kỳ Môn, Độn Giáp, Lạc Việt Độn Toán, Luận Tuổi Lạc Việt, Phong Thủy Lạc Việt, Đông Y, Dịch Thái Tố, Mai Hoa, Lục nhâm, Bát Môn...thì cũng cần phải biết qua những kiến thức cơ bản về Thiên Can, Địa Chi, Dịch Quái...vì đây là những yếu tố cơ sở trong mọi vấn đề.

I. THẬP NHỊ ĐỊA CHI:

Địa Chi: Địa là đất, Chi là nhánh là cành lá. Cành lá ở đất. Phải chăng ý nói đây là những yếu tố khởi sinh vạn hữu trên địa cầu? Dù gì thì gì trước tiên hãy nắm bắt quy luật tương tác của các yếu tố này.
1. Ngũ hành của Địa Chi:

12 Chi còn gọi là Thập nhị Thời Thần của từng tháng (Nguyệt), gọi là Lệnh tháng hay Nguyệt Lệnh. Nếu mỗi một Chi nắm chủ của năm thì gọi là Thái Tuế (như là Vua). Nếu của ngày thì gọi là Nhật Lệnh. Nếu chủ của giờ gọi là Thời Lệnh.





Quan sát trên tranh Ngũ Hổ thật kĩ mới thấy rằng hình Ngũ Hổ tượng trưng cho Ngũ hành, 5 trạng thái vật chất vận động trong vũ trụ, bên cạnh đó, Hổ Vàng ở giữa giữ Ấn (Triện), bên tả có gươm, bên hữu có cờ (Kỳ), 3 vật này tượng trưng đầy đủ của "Lệnh". Đây là tượng trưng cho uy lực và quy luật vận động của Ngũ Hành. Do đó, sách cổ vẫn gọi là Nguyệt lệnh, Nhật lệnh, Thời lệnh là cơ sở hay dấu vết còn xót lại trong ngôn ngữ mà khi quán xét trên văn hóa phi vật thể là tranh Đông hồ mới thấy được rằng dấu vết đó thuộc nền Văn hiến Việt 5000 năm bên bờ Nam sông Dương Tử.


Một năm có 12 tháng, chia ra là 4 Quý, tức là 4 Mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Mỗi Quý là 3 tháng, mỗi tháng có 3 Kỳ: Mạnh - Trọng - Quý. Kỳ Mạnh là lúc vạn vật sinh sôi, đang tăng trưởng. Kỳ Trọng là vạn vật trưởng thành cứng cáp và bắt đầu có xu hướng suy vi. Kỳ Quý là vạn vật suy vi và quy tàn, chuyển hóa, khởi sinh sang trạng thái khác, đây là giai đoạn chuyển tiếp của tình trạng "Hóa".


Do vậy Kỳ Quý là thuộc tháng Thìn Tuất Sữu Mùi, thuộc hành Thổ, là giai đoạn tận tàn của tứ Thời (4 mùa) là sự chuyển tiếp và tiếp nối của trạng thái này sang trạng thái khác. Và như vậy nó là dư khí của mùa trước và khởi lực của mùa sau.
2. Lục Hợp:


Dù vậy Dần Mẹo Thìn thuộc mùa Xuân, Tị Ngọ Mùi thuộc mùa Hạ, Thân Dậu Tuất thuộc mùa Thu, Hợi Tý Sữu thuộc mùa Đông.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->




Đọc thêm
Share:

BÀI 2 NỘI DUNG PHONG THUỶ LẠC VIỆT

III - NỘI DUNG PHONG THUỶ LẠC VIỆT 
III -1: Sự thống nhất các phương pháp trong Phong thuỷ Lạc Việt.

Nội dung ứng dụng của Phong thuỷ Lạc Việt về căn bản không khác các phương pháp ứng dụng rời rạc, từng phần còn lưu truyền lại trong các cổ thư chữ Hán của Phong thuỷ (Mà các nhà nghiên cứu quen gọi là trường phái). Điều khác nhau ở đây là:

Đọc thêm
Share:

BÀI 1 GIỚI THIỆU PHONG THỦY LẠC VIỆT


 Bài 1 :

Giới thiệu sơ lược về lịch sử Phong Thủy và Phong Thủy Lạc Việt


I - NHỮNG DẤU ẤN CÒN LẠI TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN


Phương pháp phong thuỷ đã tồn tại từ rất lâu trong văn minh Đông phương cổ. Những tư liệu khảo cổ lâu nhất mà nhân loại tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư - Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, tựa là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âmtrạch), tiếp tục xuất hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp này - chủ yếu là dùng trong Dương Trạch - gần như khác nhau và xuấ thiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó thuộc về những trường phái khác nhau. Hiện nay chúng ta ghi nhận được có bốn trường phái chính ứng dụng theo sách Hán cổ, có thể tóm tắt như sau:
I - 1: Bát trạch. 
Trường phái này lấy tuổi của gia chủ phối với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau nhà là những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu.

I - 2: Dương trạch tam yếu:

Trường phái này lấy bát quái là công cụ để biến quái trong việc phân phòng, buồng trong nhà định cát hung, tốt xấu. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng cửa, vị trí biến quái của phòng chính (Phòng chúa) và vị trí biến quái của bếp là yếu tố chính quyết định tốt xấu.

I - 3: Loan đầu:

Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung, tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ có tác dụng khác nhau.I - 4: Huyền Không:
Trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho căn hộ.
Ngoài những sách vở chính thống thể hiện phương pháp của 4 trường phái nói trên thì phong thuỷ còn được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang hồ thuật sĩ. Như các phương pháp trấn (Đè lên) , yểm (Chôn)….vv….
Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch ....lưu truyền trong cổ thư chữ Hán chỉ là những phương pháp ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền và rất mơ hồ. Bởi vậy – chính vì tính mơ hồ và thất truyền ấy – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền văn minh Phương Tây, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại ở buổi đầu sơ khai -khoa Phong thuỷ đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế chính là nguyên nhân để nó tồn tại trải hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương. Hiệu quả thực tế trải hàng ngàn năm và tính khách quan, tính qui luật với khả năng tiên tri của phương pháp phong thuỷ đã chứng tỏ một thực tại được nhân thức, tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng của nó.
Vậy bản chất của phong thủy là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề này thì một trongnhững yếu tố quan trọng là cội nguồn phong thủy từ đâu mà ra? Có đúng như quan niệm truyền thống theo cổ thư chữ Hán từ gần 2000 năm nay cho rằng xuất phát từvăn hóa Hán không? Trả lời vần đề này chính là nguyên nhân phục hồi lại Phong Thủy Lạc Việt mà chúng ta nghiên cứu, học hỏi sau đây.

II - LỊCH SỬ PHONG THỦY LẠC VIỆT

       Lịch sử huyền vĩ của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Người Việt tự hào là dòng dõi của Cha Rồng - biểu tượng của sức mạnh vũ trụ - và Mẹ Tiên - biểu tượng của trí tuệ siêu việt. Trí tuệ vũ trụ này chính là nội dung của danh xưng văn hiến Việt. Cùng với nền văn minh cổ đại huyền vĩ khác là văn minh Ai Cập, nền văn hiến huyền vĩ của dân tộc Việt cũng bị sụp đổ ở thế kỷ thứ III trước CN ở bờ Nam sông Dương Tử. May mắn cho văn minh Ai Cập đã để lại những chứng tích cho sự tồn tại của nó. Đó chính là những kỳ quan của thế giới hiện nay. Một trong những di sản kỳ vĩ đó chính là Kim Tự tháp, mà cho đến ngày nay, trí thực hiện đại đầy tự hào vẫn còn phải bàng hoàng chiêm ngưỡng. Nhưng văn minh Việt huyền vĩ khi sụp đổ cách đây hơn 2000 năm trước, chỉ để lại những giá trị văn hoá phi vật thể, trong nền văn minh Đông phương kỳ bí đến huyền vĩ mà người ta cũng không thể hiểu nổi bản chất đích thực của nó, trải hàng thiên niên kỷ cho đến bây giờ. Một trong những sự kỳ vĩ huyền bí đó chính là phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ.
      Khi nghiên cứu về Phong thuỷ, những nhà nghiên cứu lịch sử Phong thuỷ đều thống nhất cho rằng: Phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ thuộc về văn minh Hoa Hạ cổ. Căn cứ này hoàn toàn chỉ dựa vào những bản văn chữ Hán viết về phong thủy với những phương pháp ứng dụng của nó. Ngoài bản văn chữ Hán cổ viết về Phong thủy, người ta không tìm thấy một bản văn nào khác trong quá khứ gần 2000 năm viết về phong thủy và đó là cơ sở để người ta tin rằng Phong thủy có xuất xứ từ văn minh Hán. Và như phần trên đã trình bày, người ta cũng căn cứ vào thời điểm xuất hiện khác nhau trong thời gian lịch sử của văn minh Hán, của các phương pháp ứng dụng khác nhau trong phương pháp phong thuỷ mà họ gọi là trường phái. Nhưng vấn đề lại hoàn toàn không thể xuất phát từ một tư duy và cách nhìn đơn giản như vậy.
Trên cơ sở những nghiên cứu mới nhất theo tiêu chí khoa học hiện đại thì không thể nào có với một đối tượng duy nhất là con người và cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - mà lại có những phương pháp khác nhau không liên quan đến nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau trong phương pháp ứng dụng. Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người được lý thuyết hoá - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành . Một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh . Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nền văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian. Chúng lần lượt bị Hán hoá và được công bố tuỳ từng thời điểm, sau khi văn minh Việt bị sụp đổ trải hàng ngàn năm. Cách giải thích này với thực tại trong ứng dụng phong thuỷ chỉ có đối tượng duy nhất và phương pháp luận duy nhất đã chứng tỏ rằng: Bộ môn phong thuỷ này không thể thuộc về nền văn minh Hán , mà thuộc về nên văn hiến kỳ vĩ của người Lạc Việt và là một phương pháp nhất quán, hoàn chỉnh. Những phương pháp riêng phần gọi là trường phái trong văn minh Hán, thực chất là phương pháp ứng dụng những yếu tố tương tác khác nhau qua những ứng dụng cụ thể khác nhau do tính chất tương tác khác nhau. Khởi nguyên của học thuật phong thuỷ từ nên văn hiến Việt chính là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác này.Cơ sở chứng minh cho rằng cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt tôi đã trình bày trong các sách đã xuất bản mà những cuốn chủ yếu là “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”; “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”; “Định mệnh có thật hay không?”…đều đã đưa lên trang chủ của diễn đàn, anh chị em có thể chép về tham khảo.

Share:

लोकप्रिय पोस्ट

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

Recent Posts

Unordered List

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  • Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  • Vestibulum auctor dapibus neque.

Label Cloud

10 điều đại kỵ trong nhà ở và cách hóa giải (1) 7 sai lầm phong thủy cần chú ý (1) 83 VỤ (1) Ai vái lạy ai (1) an táng (1) ẢNH HƯỞNG (2) AQUA (1) Ất Sửu (2) Ất Tỵ (1) Bài thuốc dân gia (1) bán mở hàng (1) BÁT TRẠCH CHUYÊN SÂU (2) bệnh gút (1) Bệnh gút. Phương thuốc chữa trị bệnh (1) bệnh liệt dương. Đậu đen (1) BẾP (2) Bếp ăn gần phòng vệ sinh: Kiêng kị và cách hóa giải (1) Bính Dần (2) Bính Ngọ (2) Bính Thìn (2) Bính Tuất (2) Bính Tý (2) Bosch (1) bổ thận tráng dương. đậu đen (1) Bố trí bàn trà phòng khách theo phong thủy (1) Bùi Long Thành (2) Cá trê hầm đậu đen. suy giảm tình dục (1) CÁC VỊ TRÍ ĐẶT BẾP (2) CÁCH BỐ TRÍ VĂN PHÒNG GIÚP LỘC VÀO NHƯ NƯỚC (1) Cách hóa giải bếp dựa vào cửa sổ (1) Cách hóa giải hướng xấu cho nhà tắm (1) Cách hóa giải khi ngõ đâm thẳng vào nhà (1) Cách tính Trùng Tang (1) Can chi (1) Canh Dần (2) Canh Ngọ (2) CẢNH QUAN BÊN NGOÀI (2) Canh Thân (2) Canh Thìn (2) Canh Tuất (2) Canh Tý (2) cáo tổ tiên (1) CĂN NHÀ (2) Cân Lượng (1) CẦU TỬ BÍ PHÁP (2) Cây dong riềng. trị bệnh mạch vành (2) Chàng trai (1) chiếc kim (1) chọn ngày (1) chọn ngày giờ tốt căn bản (2) CHỌN NGÀY TỐT (1) CHỌN NGÀY TỐT CĂN BẢN CHO 83 VỤ (2) chữa bệnh (1) có phù dâu (1) Coi bói số (3) Coi bói số Tử vi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI DẦN: Giáp Dần (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI HỢI: Ất Hợi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI MÃO: Ất Mão (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI MÙI: Ất Mùi (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI THÂN: Bính Thân (2) Coi bói số Tử vi trọn đời cho TUỔI THÌN: Giáp Thìn (2) Coi bói số Tử Vi trọn đời cho TUỔI TUẤT: Giáp Tuất (2) Coi bói số Tử vi trọn đời TUỔI DẬU: Ất Dậu (2) Coi số Tử vi trọn đời cho TUỔI TÝ. Tử vi (2) con người thật (2) con nuôi (1) Con so về (1) Công suất (1) CƠ SỞ KINH DOANH (2) Cung mệnh (1) CUNG VÀ SAO (2) CỬA CÁI (2) Cửa Sổ (2) Cửa thông (2) cưới hỏi (40) Daikin (2) Daikin âm trần (1) Daikin Inverter (1) Dạy con (1) Deawoo (1) DỌN DẸP SAU KHI CÓ ĐẠI TANG (2) DU LỊCH TÂM LINH (1) dùng trị liệt dương (1) DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU (2) Đại kỵ cấu trúc 'cửa đối cửa' trong nhà (1) Đại sư HUỆ NGHIÊM (2) đàn bà tái giá (1) Đạo hiếu (1) đào hoa (1) đao ly (4) Đạo thầy trò (1) Đạt Ma (1) ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH (1) ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH "CẢI CÁCH" (1) đặt tên chính (1) Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013 (1) điều hòa (2) điều hòa LG Inverter (1) Đinh Dậu (2) Đinh Hợi (2) Đinh Mão (2) Đinh Mùi (2) Đinh Sửu (2) Đinh Tỵ (1) độc thân (2) động tác gì (1) Đuôi bổ theo bài (3) đưa dâu (1) Đừng xem thường "mũi tên độc" trong phong thủy (1) Đường thông (2) Electrolux (2) ễ thành phục (1) Funiki (1) Funiki Inverter (1) gà trống phong thủy (1) gan yếu (1) gia lễ (1) Gia phả (1) Giao thiệp (11) Giáp Tý (2) Giỗ Tết tế lễ (1) giờ (1) gói quà (1) gỡ bí (1) GƯƠNG SOI (2) hạp và kỵ của 12 trực (2) HITACHI (2) Hóa giải cửa hàng ở ngã ba (1) Hóa giải hướng nhà cho gia chủ sinh năm 1957 (1) Hóa giải hướng nhà phạm đao sát (1) Hóa giải phong thủy phòng ngủ tăng đường con cái (1) Hóa giải xung đột giữa các bé bằng vài mẹo nhỏ về phong thủy (1) Học khí công (2) HỘI NHẬP CON NGƯỜI THỰC (4) HUỆ NGHIÊM (2) HUYỀN KHÔNG BÁT TRẠCH (2) HUYỀN MÔN PHONG THỦY (9) HUYỆT NGUY HIỂM (1) INVERTER (7) kén giống (1) khai sinh (1) khao lão (1) Khắc phục hướng cổng chính không tốt như thế nào? (1) khâm liệm (1) KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH (4) Khi ngôi nhà " trúng mũi tên độc" (1) KHUYẾT (2) KÍCH HOẠT CÁC CUNG BÁT QUÁI (2) KIẾN THỨC DỊCH LÝ (2) KIẾN THỨC PHONG THỦY (19) KIẾN THỨC TRẠCH NHẬT (9) Kiết Tú là Sao (2) KINH NGHIỆM CẢI TÁNG (4) Kỷ Dậu (2) Kỷ Hợi (2) Kỷ Mão (2) KỲ MÔN ĐỘN GIÁP (10) Kỷ Mùi (2) Kỷ Sửu (2) Kỷ Tỵ (1) làm lạnh (1) làng xã (1) lãnh cảm (1) Lấy vợ (1) le thai binh (1) Lễ lại mặt (1) Lễ tang (2) lễ trọng (1) Lễ vấn danh (1) Lễ xin dâu (1) LG INVERTER (1) Liệt dương (1) lỗi điều hòa (2) lời chào (1) ly hôn (1) ma chơi (1) MÃ lỗi (17) mã lỗi Daikin (1) Mã lỗi Điều hòa (1) mã lỗi máy giặt (3) mã lỗi Samsung Inverter (1) MÃ LỖI TỦ LẠNH (1) Mảnh đất xấu về phong thủy và cách hóa giải (1) Mảnh đất xấu về phong thủy và cách hóa giải (Bài 2) (1) Màu sắc (2) máy giặt (12) máy giặt LG (2) máy giặt Samsung (1) MÁY GIẶT SANYO (1) máy giặt Toshiba (1) MÁY GIẶT TOSHIBA NỘI ĐỊA (1) máy lạnh LG (1) máy lạnh LG inverter (1) MẬT TÔNG (7) MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN (36) Mậu Dần (2) Mậu Ngọ (2) Mậu Thân (2) Mậu Thìn (2) Mậu Tuất (2) Mậu Tý (2) Mẹ chồng (1) mẹ cô dâu (1) Miếng trầu (1) Mitsubish (1) Mitsubishi (2) Mitsubishi Inverter (1) Mối lái (4) NATIONAL (2) ngã năm như thế nào? (1) NGÀY GIỜ TỐT (2) Ngày kiêng (1) Ngày Kim Thần Thất Sát (1) ngày tết (1) ngày tốt (2) ngày tốt xấu (2) ngày xấu (1) ngày xấu trong tháng (2) NGHIỆM CHỨNG DỊCH LÝ (9) NGHIỆM CHỨNG PHONG THỦY (37) NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ (10) NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ ÂM TRẠCH (30) NGỌC HẠP THÔNG THƯ (1) Ngũ Hành (2) Nhà ở gần đường trên cao và cách hóa giải (1) Nhà phạm hướng Thái Tuế: Lý giải và hóa giải (1) Nhà phạm Tuyệt mệnh hóa giải thế nào? (1) Nhà vệ sinh (2) Nhâm Dần (2) Nhâm Ngọ (2) Nhâm Thân (2) Nhâm Thìn (2) Nhâm Tuất (2) Nhâm Tý (2) Nhập gia (1) nhuộm răng (1) Những biện pháp hóa giải các hung tinh của năm 2013 (1) Những cấm kỵ phong thủy với từng không gian sống (1) Những điều cần lưu ý trong phong thủy chung cư (1) Những điều đại kỵ trong phong thủy nhà ở và văn phòng năm 2013 (1) Panasonic (2) PANASONIC INVERTER. Mã lỗi Điều hòa PANASONIC (1) PHÁC HỌA CHÂN DUNG (4) PHẦN LỒI (2) PHẬT GIÁO (4) PHÒNG KHÁCH (2) Phòng ngủ (2) Phòng tắm (2) Phong Thủy (6) PHONG THỦY ÂM TRẠCH (30) Phong thủy cao cấp (8) PHONG THỦY CHO VIỆC ĐÀM PHÁN (2) PHONG THỦY CỔ THƯ (16) Phong thủy cơ bản (22) PHONG THUỶ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (2) Phong thủy hóa giải sao Tam Sát và Tuế Phá năm 2013 (1) PHONG THUỶ HỌC (19) PHONG THỦY HƯƠNG HOA LÀM CON CÁI VÂNG LỜI CHA MẸ (2) PHONG THỦY LẠC VIỆT (37) Phong thủy nâng cao (7) PHONG TỤC - TÍN NGƯỠNG (1) phong tục việt nam (45) phu thê (1) PHỨC TRẠCH (2) Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản (2) Quý Dậu (2) Quý Hợi Nam Mạng – Ất Hợi (2) Quý Mão (2) Quý Mùi (2) Quý Sửu (2) Quý Tỵm (1) rau mồng tơi (1) Ruộng hương hỏa (1) SAMSUNG (1) Samsung Inverter (1) SANYO (1) Sắp đặt nội thất để hóa giải hướng nhà xấu (1) sắp xếp Sao (2) SHARP (1) SINH TÀI VƯỢNG VỊ VÀ VIỆC ĐẶT THẦN TÀI (2) SONG SƠN NGŨ HÀNH (2) SƠN CHỦ (2) Tam nương sát (1) Tăng sinh lực. đuôi lợn (1) Tân Dậu (2) Tân Hợi (2) Tân Mão (2) Tân Mùi (2) Tân Sửu (2) Tân Tỵ (1) thách cưới (1) Thảm trải (2) thăm bệnh (1) thận hư (1) Thập Ác (1) theo ngày tháng năm (1) thien viet (1) THIÊN Y TRẠCH (2) Thờ Cúng (4) thờ vọng (1) thủ tục (1) THƯƠNG LƯỢNG (2) Tía tô. Tía tô chữa bệnh gút (1) Tiền nạp (1) Tín Tổ Tiên (4) Tín Ngưỡng (4) tóc thề (1) TOSHIBA (3) tơ hồng (1) trai tơ (1) trấn đài hoa (1) Trần nhà (2) trị gút dứt điểm (1) trong cùng họ (1) trong họ (1) truyền thống (1) tủ lạnh (1) tu vi (8) tục kiêng (1) tui vi (2) tuổi dân (2) tuổi hợi (2) tuổi mão (2) TUỔI SỬU (2) tuổi thìn (2) tử huyệt (1) TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN (2) Tử vi (1) TỬ VI TRỌN ĐỜI (12) Tử vi trọn đời cho TUỔI NGỌ: Giáp Ngọ (2) Up rom (1) ử vi trọn đời cho TUỔI TỴ (1) việc an táng. (1) việc họ (1) Việc nhà nông (1) việc nhập học (1) việc xuất quân (1) vợ cả (1) vợ chồng (2) VỤ ĐỊNH LÀM (2) xem ngày (1) XEM NGÀY TỐT XẤU (7) Xiaomi (1) Xích Tùng Tử (1) xin quần áo cũ (1) Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ (1) Xưng hô (2) Yến lão (1)

Sample Text

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Pages

Theme Support

Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.