NHẬP MÔN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
Bài này dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu lý học Đông phương như Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất, Kỳ Môn, Độn Giáp, Lạc Việt Độn Toán, Luận Tuổi Lạc Việt, Phong Thủy Lạc Việt, Đông Y, Dịch Thái Tố, Mai Hoa, Lục nhâm, Bát Môn...thì cũng cần phải biết qua những kiến thức cơ bản về Thiên Can, Địa Chi, Dịch Quái...vì đây là những yếu tố cơ sở trong mọi vấn đề.
I. THẬP NHỊ ĐỊA CHI:
Địa Chi: Địa là đất, Chi là nhánh là cành lá. Cành lá ở đất. Phải chăng ý nói đây là những yếu tố khởi sinh vạn hữu trên địa cầu? Dù gì thì gì trước tiên hãy nắm bắt quy luật tương tác của các yếu tố này.
1. Ngũ hành của Địa Chi:
12 Chi còn gọi là Thập nhị Thời Thần của từng tháng (Nguyệt), gọi là Lệnh tháng hay Nguyệt Lệnh. Nếu mỗi một Chi nắm chủ của năm thì gọi là Thái Tuế (như là Vua). Nếu của ngày thì gọi là Nhật Lệnh. Nếu chủ của giờ gọi là Thời Lệnh.
Quan sát trên tranh Ngũ Hổ thật kĩ mới thấy rằng hình Ngũ Hổ tượng trưng cho Ngũ hành, 5 trạng thái vật chất vận động trong vũ trụ, bên cạnh đó, Hổ Vàng ở giữa giữ Ấn (Triện), bên tả có gươm, bên hữu có cờ (Kỳ), 3 vật này tượng trưng đầy đủ của "Lệnh". Đây là tượng trưng cho uy lực và quy luật vận động của Ngũ Hành. Do đó, sách cổ vẫn gọi là Nguyệt lệnh, Nhật lệnh, Thời lệnh là cơ sở hay dấu vết còn xót lại trong ngôn ngữ mà khi quán xét trên văn hóa phi vật thể là tranh Đông hồ mới thấy được rằng dấu vết đó thuộc nền Văn hiến Việt 5000 năm bên bờ Nam sông Dương Tử.
Một năm có 12 tháng, chia ra là 4 Quý, tức là 4 Mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Mỗi Quý là 3 tháng, mỗi tháng có 3 Kỳ: Mạnh - Trọng - Quý. Kỳ Mạnh là lúc vạn vật sinh sôi, đang tăng trưởng. Kỳ Trọng là vạn vật trưởng thành cứng cáp và bắt đầu có xu hướng suy vi. Kỳ Quý là vạn vật suy vi và quy tàn, chuyển hóa, khởi sinh sang trạng thái khác, đây là giai đoạn chuyển tiếp của tình trạng "Hóa".
Do vậy Kỳ Quý là thuộc tháng Thìn Tuất Sữu Mùi, thuộc hành Thổ, là giai đoạn tận tàn của tứ Thời (4 mùa) là sự chuyển tiếp và tiếp nối của trạng thái này sang trạng thái khác. Và như vậy nó là dư khí của mùa trước và khởi lực của mùa sau.
2. Lục Hợp:
Dù vậy Dần Mẹo Thìn thuộc mùa Xuân, Tị Ngọ Mùi thuộc mùa Hạ, Thân Dậu Tuất thuộc mùa Thu, Hợi Tý Sữu thuộc mùa Đông.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét