BÁT TRẠCH LẠC VIỆT
Như đã trình bày ở trên: Phương pháp Bát trạch là một trong bốn yếu tố tương tác quan trọng tác động đến ngôi gia và con người ở trong ngôi gia đó. Phương pháp Bát trạch tương đối phổ biến trong ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng, sửa chữa phong thủy ngôi gia.
Bởi vậy, phuơng pháp ứng dụng Bát trạch Lạc Việt được giảng đầu tiên trong Phong thủy Lạc Việt, không những vì tính phổ biến của nó mà còn là vì tính căn bản của tri thức phong thủy.
I - PHÂN CUNG TRONG BÁT TRẠCH
Phương pháp Bát trạch là một trong những phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt. Phương pháp Bát trạch nhằm ứng dụng sự tương tác giữa các phương vị trong phong thủy liên quan đến con người, thông qua cấu trúc nhà. Trên cơ sở đã định tâm nhà và gia thổ trong Bát trạch.
Bắt đầu từ tâm nhà hoặc gia thổ mnà chúng ta đã xác định ở trên, người ta chia mặt phẳng tỷ lệ diện tích làm 8 phương vị theo Bát trạch là:
1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ;
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ.
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ.
Trong 8 phương vị trên đây - gọi là Bát Trạch - lại phân biệt làm hai loại là Tây Tứ trạch và Đông tứ trạch.
I - 1: Đông trạch gồm 4 trạch sau:
KHẢM - CHẤN - LY - TỐN
Tức là gồm:
Chính Bắc - Chính Đông - Chính Nam và Tây Nam
I - 2: Tây trạch gồm 4 trạch sau:
ĐOÀI - CÀN - CẤN - KHÔN
Tức là gồm:
Chính Tây - Tây Bắc - Đông Bắc và Đông Nam
Xin xem hình minh họa dưới đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét