HÌNH THỂ TRONG PHONG THUỶ LẠC VIỆT
XEM TƯỚNG NHÀ
Các Anh Chị Em thân mến,
Trong lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nhắc đến : “Khí tụ thành hình” và “Hình nào khí đó”, đây là tiên đề cho từ lúc khởi nguyên của vũ trụ. Tiên đề này được ứng dụng trong phương pháp Hình Lý Khí của Phong Thủy Lạc Việt.
Phần học “ Cấu trúc Hình thể” trong Phong thủy Lạc Việt là một phần rất phong phú trong việc quán xét một kiến trúc xây dựng theo tiêu chí phong thủy. Chúng ta sẽ lần lược đi vào từng phần “Cấu trúc” mà tương đương với cổ thư gọi là “Dương trạch”. Còn phần “Hình thể”, cổ thư, nhất là “Dương trạch thập thư”, cũng thường đề cặp đến và chỉ ra những tốt xấu trong việc xem xét từng công trình kiến trúc, nhà ở hay dinh thự và thường lẫn, đan xem với yếu tố Loan đầu.
Người có tướng người, nhà có tướng nhà, đó là phần Hình thể. Do vậy, qua những gì từ lý thuyết và thực hành, học được từ Sư Phụ Thiên Sứ, tôi mạo muội đưa ra đây một cách khái quát về phần quán xét Hình thể trong Phong thủy Lạc Việt và tạm gọi nôm na là “Xem Tướng Nhà”. Cùng với mục đích đó, tôi trích dẫn từ những điều được nhắc đến trong dân gian Việt và cổ thư lưu truyền rồi liên hệ đến thực tế hiện thời nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.
I. NHÀ KHÔNG MÁI
Dân gian Việt Nam có câu lưu truyền “con không cha như nhà không nốc” thường được hiểu theo nghĩa xã hội, nhưng đây lại là một câu mang hàm nghĩa trong phong thủy. Theo Phong thủy Lạc Việt, mái nhà là tượng trưng cho người cha, ông, người đứng đầu, người lãnh đạo…, nếu một ngôi nhà có mái hẳn hoi, chỉnh chu, không bị khuyết phạm thì chứng tỏ sức khỏe, tinh thần của người chủ nhà, người cao nhất được tốt đẹp và bình an, ngược lại là xấu.
II - 1: Lộ Trữu Phòng.
Sách “Địa Lý Toàn Thư” viết:
Lộ trữu phòng: Phòng ốc bốn góc tề chỉnh hoặc chỉ có xà gỗ mà không lợp mái.
Hung trạch: Trong nhà nam nhân gặp nhiều khó khăn, chiêu nạp kiên tụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét