II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
II - 1: Khái niệm Âm và Dương Khí.
Trong cổ thư chữ Hán ghi nhận rất nhiều các danh tính của khí trong nhiều lĩnh vực, như: Hỏa khí, Mộc khí, Sinh khí, sát khí, tử khí, vượng khí, suy khí, Âm khí, Dương khí, tà khi..vv...Nhưng lại không có định nghĩa cụ thể về khí. Bởi vậy, người ta chỉ có thể cảm nhận một cách mơ hồ về khái niệm này. Sự bí ẩn của khái niệm "Khí' khó hiểu cho đến tận ngày hôm nay.
Nhưng, trong những bài viết và sách đã xuất bản của tôi, đã nhiều lần khẳng định rằng: Những khái niệm trong Lý học Đông phương phải là những qui ước, ký hiệu phản ánh thực tại. Thực tại đó bao gồm cả những thực tại mà tri thức nhân loại hiện đại chưa biết đến. "Khí" chính là một thực tại mà tôi đã định nghĩa ở trên:
Khí là một dạng tồn tại của vật chất được hình thành do sự tương tác của vật chất và tác động trở lại với vật chất.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khái niệm Âm Dương bao trùm tất cả mọi vật thể từ vô cùng nhỏ, đến vô cùng lớn mà con người có thể tìm thấy, hoặc chưa tìm thấy nhưng có thể tưởng tượng ra trong thế giới - vũ trụ - tương đối này. Khái niệm "Khí" cũng không nằm ngoài phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, chúng ta sẽ xét đến khái niệm đầu tiên thế nào là "Âm khí" và thế nào là "Dương khí"?
II - 1 - 1: Khái niệm Dương Khí trong văn minh Lạc Việt:
Khái niệm Dương khí nhân danh nền văn hiến Việt là:
Khí hình thành do sự tương tác giữa hai hay nhiều vật thể
MINH HỌA DƯƠNG KHÍ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét